Luận Văn Thực trạng và giải pháp nhăm kiểm soát suy thoái nguồn thuỷ sinh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.

    PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1

    1. Khái niệm chung về thuỷ sinh. 1

    2. Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh. 1

    2.1. Những ảnh hưởng từ tự nhiên đối với nguồn thuỷ sinh. 1

    2.2. Những ảnh hưởng từ hoạt động của con người tới nguồn thuỷ sinh. 2

    3. Thực trạng suy thoái thuỷ sinh 5

    3.1. Trên thế giới 5

    3.2. Tại Việt Nam 6

    4. Yêu cầu phát triển bền vững nguồn thuỷ sinh: 14

    PHẦN II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI THỦY SINH 21


    1. Những quy định về bảo vệ, tái tạo và phát triển giống loài thuỷ sinh: 19

    1.1. Các quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sinh. 19

    1.2. Các quy định về khuyến khích đầu tư vào bảo vệ và phát triển giống loài thuỷ sinh. 19

    2. Những quy định về công cụ, phương thức đánh bắt thuỷ sản nhằm bảo vệ nguồn thuỷ sinh: 23

    3.Những quy định về thức ăn, thuốc và các loại hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ tác động đến nguồn thuỷ sinh: 26

    3.1.Giới thiệu về thức ăn, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, và sự cần thiết của các quy định pháp luật: 26

    3.2. Pháp luật cụ thể quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tác động vào môi trường thuỷ sinh. 27

    4. Những quy định về khai thác thuỷ sản có nguy cơ gây hại đến nguồn thuỷ sinh: 30

    4.1. Về Giấy phép khai thác thuỷ sản: 30

    4.2. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong quá trình khai thác thuỷ sản: 32

    4.3. Danh sách 21 loại thủy sản bị cấm khai thác vô thời hạn: 33

    5. Quy định về các cơ quan quản lý: 34

    5.1. Chính phủ 34

    5.2.Ủy ban nhân dân các cấp: 34

    5.3 .Bộ tài nguyên và môi trường 35

    5.4. Các bộ ngành khác. 35

    PHẦN III: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI NGUỒN THUỶ SINH 36

    1. Thực trạng pháp luật 36

    1.1. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sinh 36

    2. Thực trạng áp dụng pháp luật 44

    2. 1. Công tác thanh tra về bảo vệ môi trường: 44

    2.2. Giám sát việc thực hiện pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 46

    2.3. Xử lý vi phạm 47

    2.4 Đế án bảo vệ loài thủy sinh 51

    PHẦN IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT 53

    1. Kiến nghị pháp luật để bảo vệ tái tạo và phát triển giống loài thủy sinh: 53

    2. Kiến nghị về công cụ, phương thức đánh bắt thủy sản nhằm bảo vệ nguồn thủy sinh: 55

    3. Kiến nghị về thức ăn, thuốc, hóa chất và các chế phẩm sinh học 56

    4. Nâng cao và hoàn thiện pháp luật trong xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh: 59

    4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về chức năng của các chủ thể một cách rõ ràng: 59

    5. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ nguồn thủy sinh 69

    KẾT LUẬN 71

    HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT 72

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74





    NỘI DUNG

    PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

    1. Khái niệm chung về thuỷ sinh.

    Theo Đại từ điển tiếng Việt, thuỷ sinh là những loài " sống ở dưới nước, mọc ở trong nước". Thuỷ sinh bao gồm động vật thuỷ sinh và thực vật thuỷ sinh.

    Nguồn thuỷ sinh là một khái niệm khá rộng, nó bao gồm toàn bộ các loài động và thực vật sống ở trong nước. Môi trường sống của nguồn thuỷ sinh bao gồm vùng nước, mặt đất ngập nước và cả phần đất mà các loài thuỷ sản sinh sống.

    Hiện nay, nguồn thuỷ sinh đang ở trong một tình trạng suy thoái trầm trọng. Và để hiểu thế nào là suy thoái nguồn thuỷ sinh, thì trước hết ta phải hiểu là suy thoái là gì?

    Suy thoái là “ở trong tình trạng yếu và sút kém dần có tính chất kéo dài”. Như vậy nguồn thuỷ sinh có thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái khi chúng bị giảm về chất lượng và cạn kiệt về số lượng trong khoảng thời gian nhất định .”

    2. Những nguyên nhân gây suy thoái nguồn thủy sinh.

    2.1. Những ảnh hưởng từ tự nhiên đối với nguồn thuỷ sinh.

    Môi trường sống của nguồn thuỷ sinh bao gồm vùng nước, mặt đất ngập nước và cả phần đất mà các loài thuỷ sinh sinh sống. Do đó, nguồn thuỷ sinh tồn tại có chất lượng hay không trước tiên phải phụ thuộc vào môi trường sống của chúng.

    Một số thành phần môi trường chi phối trực tiếp số lượng và chất lượng của các loài thuỷ sinh như: nước, đất, không khí, rừng, các yếu tố tự nhiên thuộc về thời tiết như nhiệt độ, gió, mưa Trong quá trình vận động của tự nhiên các yếu tố này có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau ảnh hưởng đến sản lượng của các loài thuỷ sinh. Chẳng hạn như: sự suy thoái rừng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hoạt động của núi lửa Thường làm cho nguồn thuỷ sinh suy thoái về chất lượng và giảm sút về số lượng. Bên cạnh đó, sự biến mất hoặc thoái hoá rừng ngập mặn cũng làm giảm các chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ bờ biển gây nên hiện tượng xói mòn nơi đây. Mà đặc biệt đây lại là khu vực sinh sống và nuôi dưỡng quan trọng của các loài thuỷ sinh.

    Mặt khác, trong quá trình tiến hoá và phát triển, sự thối rửa của xác động vật và thực vật, của bản thân nguồn thuỷ sinh chết ở tự nhiên cũng thải ra các thán khí gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các thành phần môi trường sống của nguồn thuỷ sinh.

    Một nguyên nhân quan trọng nữa là sự biến đổi khí hậu. Biển và đại dương là nơi hấp thụ nhiều khí CO2 nhất. Nhưng hiện nay, do các hoạt động của con người, hàm lượng CO2 trong không khí đã tăng lên đáng kể, dẫn đến lượng CO2 trong nước biển tăng, gây ra hiện tượng axit hóa. Nước biển bị axit hóa gây ảnh hưởng rất lớn đến các loài sinh vật biển, đặc biệt là các loài sử dụng cacbonat canxi để tạo nên bộ khung cho cơ thể như san hô và các loài giáp xác, thân mềm .

    Như vậy, chính bản thân thiên nhiên cũng đã và đang góp phần vào quá trình suy giảm số lượng và chất lượng các loài thuỷ sinh. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, sự tác động của thiên nhiên tạo ra những ảnh hưởng từ từ, chậm chạp. Tự nguồn thuỷ sinh có thể lấy lại được thế cân bằng nếu không có sự tác động mạnh mẽ từ con người. Điều mà biện pháp pháp luật nói riêng và các biện pháp khác nói chung được thực hiện chính là nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ con người.

    2.2. Những ảnh hưởng từ hoạt động của con người tới nguồn thuỷ sinh.

    Như trên đã trình bày, sự suy thoái về môi trường tự nhiên cũng gây nên những tác động không nhỏ tới sự suy thoái của nguồn thuỷ sinh. Tuy nhiên, thủ phạm chính tạo ra những tác động nghiêm trọng cho sự suy thoái thuỷ sinh lại chính là con người.

    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người có điều kiện để cải tiến công cụ sản xuất, thúc đẩy phát triển các hoạt động công nghiệp cũng như nông nghiệp, và song song đó là quá trình đô thị hoá, giao thông vận tải đường thuỷ cũng làm nên sự ô nhiễm nặng nề cho nguồn thuỷ sinh.

    Ví dụ như, với hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng và phương tiện thủy nội địa hoạt động gia tăng trong khu vực, mỗi năm, chúng đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất tẩy rửa trong quá trình hoạt động.

    Bên cạnh đó, chính sự khai thác, đánh bắt, con người cũng góp phần đáng kể vào quá trình suy thoái nguồn thuỷ sinh, như việc khai thác không đúng phương pháp, không đúng kỹ thuật, hoặc dùng những phương tiện, công cụ mang tính huỷ diệt hàng loạt

    Từ 10 năm trở lại nay, tốc độ tàu thuyền khai thác thủy sản tăng nhanh đáng kể, cùng theo đó là hiện tượng khai thác bằng các ngư cụ phạm pháp: mắt lưới quá nhỏ, mìn, điện, chất hóa học, đều gây nên tác động xấu tới nguồn lợi hải sản và môi trường biển. Kết quả của nhiều cuộc điều tra cho thấy tới hơn 50% số ngư dân được phỏng vấn đều cho rằng sản lượng khai thác có xu hướng giảm, khuynh hướng này chắc chắn đe dọa tính bền vững của nguồn lợi hải sản.

    Sự nhiễm bẩn của nước do các hoạt động sản xuất nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hay như dầu, cyanur cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các loài thuỷ sinh.

    Theo báo cáo hiện trạng Môi trường Việt Nam của Bộ Khoa Học Công Nghệ thì từ năm 2000 đến nay, do ngư dân bắt đầu sử dụng cyanur trong khai thác và có tới 50% số mẫu khảo sát cho thấy có hàm lượng cyanur vượt quá giới hạn cho phép. Mặc khác, với mật độ tàu thuyền khai thác lớn thì lượng chất thải, dầu, nước dằn tàu xả ra môi trường nước xung quanh cũng là một vấn đề gây nên ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó là các sự cố, tai nạn hàng hải đều là nguyên nhân gây ô nhiễm, phá hủy môi trường sống thuỷ sinh. Tổng sản lượng dầu xâm nhập vào môi trường biển Việt Nam năm 2000 đã là 17.650 tấn .

    Không những thế việc bón phân tươi trực tiếp cho các ao cá đã gây ô nhiễm nước cùng với sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức tăng trưởng của một số loài thuỷ sinh. Hầu hết, các hệ sinh thái của các vùng thành phố hoặc khu vực đông dân cư đều bị ô nhiễm.

    Nuôi trồng thủy sản mặn - lợ được xác định như hướng phát triển mang tính đột phá của ngành thủy sản những năm qua. Với mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng, mặt nước tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản cũng như tăng hơn nữa sản lượng nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang được chuyển đổi sang làm đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành những nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng cho các vùng ven biển.

    Đặc biệt, do các hoạt động phát triển, một số bãi sinh sản của các loài thuỷ sinh (nhất là cá) đã bị mất. Ví dụ: sau khi hình thành hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà, bãi đẻ của cá Mòi, cá Cháy và các loài cá khác bị chìm sâu dưới đáy hồ. Tương tự, bãi đẻ của các loài thuỷ sinh ở khu vực sông Thao, sông Lô, hạ lưu sông Hồng đã bị mất từ 15 – 20 năm nay.

    Các biện pháp thuỷ lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các loài thuỷ sinh đắp đê lấn biển, ngăn mặn, đắp đê ngăn lũ làm phân cách mạng lưới các hệ sinh thái ở nước, các quần xã sinh vật không được trao đổi và bổ sung cho nhau. Cùng với đó việc con người đắp đập chắn ngang sông xây dựng các hồ chứa nước cũng làm thay đổi chất lượng nước, phân tách nhiệt độ dẫn tới là thay đổi sinh thái quần thể động thực vật ở vùng nước đó làm mất đi một số loài sống ở vùng nước chảy, nước tĩnh và nước nông. Thành phần của các loài thuỷ sinh tại các hồ chứa đều giảm rất nhiều so với các sông hình thành ra nó. Ở thượng lưu hồ, nước bị ngập ứ, úng ở đoạn sông phía trên hồ chứa làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, tốc độ dòng chảy bị chậm lại làm thay đổi cuộc sống của thuỷ sinh vật, các loài cá nước chảy phải nhường chỗ cho các loài cá nước tĩnh do không thể thích nghi, dẫn đến sự tuyệt chủng của một số giống loài quý. Ở hạ lưu đập việc chắn dòng chảy làm nhiều loài thuỷ sinh không thể di chuyển đến vùng cao hơn, sản lượng cũng bị giảm. Lượng phù sa, lượng muối dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ, sinh vật phù du ở các vùng hạ lưu cũng suy giảm nghiêm trọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...