Luận Văn Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội th

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

    1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

    1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội 3

    1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội 4

    1.1.3. Quỹ Bảo hiểm xã hội 5

    1.1.3.1. Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội 5

    1.1.3.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm xã hội 6

    1.1.3.3 Nguồn hình thành quỹ BHXH 7

    1.1.3.4. Mục đích sử dụng quỹ BHXH 8

    1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 9

    1.2.1 Khái niệm thu BHXH 9

    1.2.2. Vai trò của công tác thu BHXH 10

    1.2.3. Nội dung của công tác thu BHXH bắt buộc 11

    1.2.3.1 Đối tượng thu BHXH bắt buộc 11

    1.2.3.2 Tiền lương- tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc 12

    1.2.3.3 Mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc 13

    1.2.3.4. Quy trình thu- nộp BHXH bắt buộc 14

    1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC THU BHXH. 18

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 21

    2.1. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ HỒNG LĨNH VÀ CƠ QUAN BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 21

    2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Thị xã Hồng Lĩnh 21

    2.1.2. Sơ lược vế cơ quan BHXH thị xã Hồng Lĩnh. 21

    2.1.2.1. Lịch sử hình thành. 21

    2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và của BHXH thị xã Hồng Lĩnh. 22

    2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Thị xã Hồng Lĩnh 23

    2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh. 24

    2.1.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH Thị xã Hồng Lĩnh. 25

    2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI THỊ XÃ HỒNG LĨNH - HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2010. 26

    2.2.1. Đối tượng thu và mức thu BHXH 26

    2.2.1.1. Đối tượng thu BHXH. 26

    2.2.1.2. Mức thu BHXH 31

    2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch thu 31

    2.2.3. Kết quả công tác thu BHXH bắt buộc xét theo khối 33

    2.2.3.1. Khối Doanh nghiệp Nhà nước. 33

    2.2.3.2. Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể 33

    2.2.3.3. Khối Doanh Nghiệp ngoài quốc doanh. 34

    2.2.3.4. Các khối khác ( Khối ngoài công lập; HTX; Xã, phường, Thị trấn; Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác) 36

    2.2.4. Tình trạng nợ đọng BHXH tại Thị xã Hồng Lĩnh. 37

    2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC Ở THỊ XÃ HỒNG LĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2010. 38

    2.3.1. Những kết quả đạt được 38

    2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 39

    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 41

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI THỊ XÃ HỒNG LĨNH - HÀ TĨNH. 43

    3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH. 43

    3.1.1.Định hướng về công tác BHXH 43

    3.1.2. Định hướng về công tác thu BHXH 43

    3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BHXH THỊ XÃ HỒNG LĨNH – HÀ TĨNH. 44

    3.2.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ BHXH 44

    3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. 46

    3.2.3. Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH. 48

    3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 50

    3.3.1. Khuyến nghị với cơ quan BHXH Tỉnh Hà Tĩnh. 50

    3.3.2. Khuyến nghị với Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội. 51

    KẾT LUẬN. 52

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53


    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài

    Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động ( NLĐ). Lịch sử phát triển ngành BHXH được đánh dấu như một bước phát triển mới khi Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Trong những nội dung của BHXH thì thu BHXH là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình thực hiện, bởi vì thu BHXH quyết định đến sự hình thành, quản lý và sử dụng quỹ BHXH, từ đó đảm bảo quyền lợi cho NLĐchế độ chính sách BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho hàng triệu NLĐ.

    Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, BHXH cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện tốt của cả hệ thống.

    Nhận thức được điều này, trong thời gian qua BHXH Thị xã Hồng Lĩnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó nổi bật là công tác thu BHXH, là một nội dung quan trọng nhất trong hệ thống sự nghiệp BHXH. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010” làm khóa luận tốt nghiệp. Với hy vọng sẽ đánh giá được kết quả và thực trạng thu BHXH, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong thời gian tới. Hiện nay theo quy định trong Luật BHXH thì thu BHXH có 2 loại: thu BHXH bắt buộc và thu BHXH tự nguyện. Trong phạm vi bài viết này thu BHXH được đề cập đến là thu BHXH bắt buộc (không đề cập đến vấn đề thu BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế).



    2. Mục đích nghiên cứu

    - Tìm hiểu thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại cơ quan BHXH Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008 - 2010.

    - Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong thời gian tới.

    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề về thu, nộp quỹ BHXH của NLĐ, NSDLĐ tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh trong giai đoạn 2008 - 2010.

    - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định về công tác thu BHXH; Thực trạng công tác thu BHXH ở Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008- 2010.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận

    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh.

    5. Những đóng góp của khóa luận

    - Khóa luận đã tổng hợp và phân tích số liệu về thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2008 - 2010.

    - Khóa luận đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH trong thời gian tới.

    6. Kết cấu của khóa luận

    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương:

    Chương 1: Một số lý luận chung về BHXH và công tác thu BHXH.

    Chương 2: Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010.

    Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc trong thời gian tới tại BHXH Thị xã Hồng Lĩnh.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...