Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chủ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nang-cao-trinh-do-ly-luan-chinh-tri-cho-doi-ngu-can-bo-lanh-dao-quan-ly-chu-chot-cap-xa-mien-Tay-Nam-Bo-hien-nay-qua-thuc-te-tinh-Bac-Lieu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình xây dựng CNXH, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang thu được nhiều thành tựu quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đặc biệt là Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn). Trên cơ sở đó để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và tất cả mọi cán bộ, đảng viên phải đổi mới tư duy, nâng cao trình độ lý luận chính trị của mình lên một tầm cao mới. Do đó, người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt phải có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ năng lực trí tuệ. Như Lênin nói: "Chỉ có Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn chiến sĩ tiên phong". Trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN, trình độ lý luận chính trị còn là một đòi hỏi của cán bộ lãnh đạo ở các cấp từ Trung ương đến cấp xã; chứ không phải chỉ riêng có ở cán bộ nghiên cứu hay người làm công tác lý luận như trước đây thường quan niệm.
    Mặt khác, với những biến động lớn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và khu vực cùng với sự non kém của nền kinh tế nước ta đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề mới phức tạp. Có những vấn đề đơn giản nhận thức được bằng trực giác, nhưng có những vấn đề đòi hỏi phải có sự khái quát, phân tích bằng tư duy lý luận thì mới có thể nhận thức và giải quyết được. Điều đó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt có một trình độ lý luận chính trị.
    Năng lực và trình độ lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở có tác dụng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh trật tự ở địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung cho cả tỉnh, vùng và cả nước. Trình độ lý luận chính trị đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý là yếu tố "then chốt" cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã có nắm vững, hiểu biết sâu sắc lý luận chính trị mới nắm chắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; qua đó vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình cụ thể ở địa phương một cách đúng đắn. Trình độ lý luận chính trị còn giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở tổng kết một cách có hiệu quả tình hình thực tiễn ở địa phương, qua đó rút ra những bài học, kinh nghiệm, những kết luận quý giá góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung và phát triển lý luận, đường lối, chính sách . của Đảng và Nhà nước. Như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã nói riêng, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì phải có một trình độ, trong đó có trình độ lý luận chính trị.
    Từ những yêu cầu đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng không ngừng nâng cao về mọi mặt, trong đó có trình độ lý luận chính trị.
    Đặc biệt, đối với cán bộ cấp xã ở Bạc Liêu được hình thành từ nhiều nguồn, nhiều dân tộc như (Kinh, Hoa, Khơme), họ được trưởng thành chủ yếu thông qua thực tiễn, chưa được đào tạo cơ bản, thiếu vốn kiến thức chuyên môn, kiến thức lý luận chính trị. Bởi thế, trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn họ thường mắc phải bệnh kinh nghiệm, giáo điều, điều hành công tác lãnh đạo, quản lý cũng như xử lý công việc một cách máy móc, kém hiệu quả.
    Để thực hiện thắng lợi tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì người cán bộ đảng nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng phải không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính trị. Từ đó mới có thể nắm bắt, phản ảnh đúng đắn quy luật phát triển của thời đại. Trên cơ sở đó, vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách có hiệu quả, đề ra những quyết sách đúng với điều kiện cụ thể ở địa bàn mình phụ trách.
    Vì vậy, phải tiếp tục đổi mới và nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng là yêu cầu vừa mang tính cấp thiết vừa là chiến lược lâu dài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá thực trạng và đề ra phương hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Qua đó góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng thành công XHCN trên đất nước Việt Nam.
    Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã miền Tây Nam Bộ hiện nay (qua thực tế tỉnh Bạc Liêu)" làm luận văn thạc sĩ khoa học Triết học. Với mong muốn luận văn góp phần nho nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo mục tiêu chung của cả nước: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dana chủ, văn minh.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập; trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng luôn coi trọng vấn đề giáo dục, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Đảng ta thực hiện đổi mới đất nước, Đại hội VI tháng 12 năm 1986. Từ đó đến nay, Đảng ta đưa ra nhiều chủ trương, chính sách và có những yêu cầu quy định về trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp. Đây là những định hướng quan trọng góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.
    Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết do nhiều tác giả từ nhiều góc độ khác nhau nghiên cứu về vấn đề này như: "Quan hệ giữa lý luận và chính trị" của Nguyễn Thế Phấn, Tạp chí Cộng sản số 8/1992; "Mấy vấn đề trong công tác lý luận" của Đỗ Nguyên Phương, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 7/1992; "Góp phần bàn thêm về khái niệm chính trị" của Hồ Tấn Sáng, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5/1995; "Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh" của Nguyễn Đình Trải, Tạp chí Triết học, số 1/1993; "Vai trò của lý luận đối với quá trình đổi mới xã hội ở nước ta hiện nay" của Phạm Đình Đạt, luận văn thạc sĩ Triết học năm 1993; "Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cơ sở miền núi Hòa Bình" của Bùi Văn Tính, Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1995; "Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay" của Trần Thị Yến Ninh, Luận văn thạc sĩ Triết học năm 1996; "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay" của Vũ Đình Chuyên, Luận văn thạc sĩ Triết học năm 2000; "Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay" của Nông Văn Tiềm, Luận văn thạc sĩ Triết học năm 2001; "Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay" của Nguyễn Thị Hồng Lê, Luận văn thạc sĩ Triết học năm 2004; .
    Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề lý luận chính trị và sự cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị nói chung, cán bộ lãnh đạo ở các cấp nói riêng. Tuy nhiên, ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng cho đến nay việc nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể ở tỉnh Bạc Liêu thì chưa có công trình nào đề cập đến. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này là cần thiết nhằm làm rõ hơn vai trò quan trọng của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã; qua đó, khắc phục những hạn chế, yếu kém, năng lực, trình độ lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn của đội ngũ cán bộ tỉnh Bạc Liêu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề cập đến vấn đề lý luận chính trị, tác giả luận văn không đi sâu vào vấn đề lý luận nói chung mà chỉ đi sâu phân tích, làm sáng tỏ lý luận chính trị xã hội chủ nghĩa. Phân tích đặc trưng, vai trò của lý luận chính trị đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng, trong đó chủ yếu hướng vào một số chức danh chủ chốt là: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân.
    4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    4.1. Mục đích
    Mục đích của luận văn là: trên cơ sở làm sáng tỏ vai trò của lý luận chính trị đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và thực trạng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ này ở tỉnh Bạc Liêu, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu.
    4.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
    - Phân tích làm rõ bản chất, đặc trưng và vai trò của lý luận chính trị đối với việc nâng cao năng lực và trình độ lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở Bạc Liêu và nguyên nhân của thực trạng đó.
    - Nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    - Luận văn vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ.
    - Luận văn sử dụng những tài liệu, nghị quyết, chỉ thị, quyết định . của các cấp ủy đảng và chính quyền ở tỉnh Bạc Liêu.
    - Luận văn vận dụng, kế thừa, phát triển các công trình của các tác giả đi trước về vấn đề này.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với những phương pháp khoa học cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử và lôgíc, trừu tượng và cụ thể, điều tra xã hội học .
    6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
    - Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của lý luận đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã, với những nét đặc thù của việc phải nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
    - Luận văn đánh giá thực trạng trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị cho họ, để đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước hiện nay.
    7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Những kết luận được rút ra trong luận văn và những giải pháp trình bày trong luận văn nhằm góp phần vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu nói riêng, của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
    - Là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Bạc Liêu.
     
Đang tải...