Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Ngày nay, song song với quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, thương mại quốc tế ngày càng có điều kiện phát triển. Trong nền kinh tế mỗi nước, hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò cực kỳ quan trọng, đây chính là cầu nối của từng quốc gia với các nước khác trên thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang xích lại gần thế giới thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại giúp cho Việt Nam sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn tự có của mình và tạo được vị trí thích hợp trong dây chuyền hợp tác và phân công lao động quốc tế.

    Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã thực sự tạo đà phát triển mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt là trong công tác thanh toán quốc tế. Công tác thanh toán quốc tế được coi là mục tiêu trọng tâm trong các hoạt động phục vụ kinh tế đối ngoại của đất nước.

    Là một phương thức thanh toán phổ biến, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn các phương thức khác. Tuy nhiên trong quá trình tham gia thương mại quốc tế chúng ta chưa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi phức tạp về nghiệp vụ, vì thế trên thực tế hiệu quả sử dụng phương thức này còn thấp và bị hạn chế nhiều. Điều này thúc đẩy các ngân hàng hơn bao giờ hết phải nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân ngân hàng cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội là một ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề này. Ngân hàng đã liên tục cải tiến và đổi mới các hoạt động của mình nhằm nâng cao hiệu quả trong các hoạt động thanh toán quốc tế.

    Qua đề tài em muốn nghiên cứu về phương thức tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng phương thức tín dụng chứng từ (PTTDCT) trong thanh toán xuất nhập khẩu và cụ thể là tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội. Từ đó em muốn đề ra một số giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao hiệu quả, giảm các thiệt hại và tổn thất cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp trong thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.
    Khoá luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau như tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê liệt kê so sánh, kết hợp tìm hiểu về lý thuyết với phân tích thực tiễn tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội để làm cơ sở cho các kết luận từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả.

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm ba chương:

    Chương I : Lý luận chung về phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu

    Chương II: Thực trạng thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội

    Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...