Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sau khi gia nhập

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính tất yếu
    Xu thế toàn cầu hóa, HNKTQT và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Các định chế và tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Gia nhập WTO là cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với NCNĐT Việt Nam. CNĐT Việt Nam bên cạnh những cơ hội mới với khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn xuất phát từ các quy định của WTO về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp then chốt để kinh tế nói chung và CNĐT nói riêng có thể hội nhập thành công
    Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ, ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực, quyết định trong phát triển nền kinh tế, đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại với một số ngành công nghiệp chế tác tham gia vào nhóm nước đứng đầu trong khu vực. Trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu đó, cần phát triển phù hợp cho những ngành sản xuất có hiệu quả (điện tử, điện tử-Tin học, cơ điện tử), để trở thành các ngành mũi nhọn. Bắt đầu từ những năm giữa thập niên 90, chính phủ Việt Nam đã “bắt tay” vào xây dựng một ngành công nghiệp điện tử cho Việt Nam, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế thì chưa thể khẳng định là đã có ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam. Do hàng điện tử Việt Nam với chất lượng còn thấp và không ổn định, giá cả lại cao do đó, chưa khai thác được hết tiềm năng và thế mạnh của ngành. Trong một vài năm trở lại đây, sự phát triển của thị trường hàng điện tử Việt Nam sẽ bị tác động mạnh bởi xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công nghệ nhanh, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện lịch trình giảm Thuế quan theo quy định của WTO đối với mặt hàng điện tử.
    Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sau khi gia nhập WTO” được chọn để nghiên cứu.
    2. Mục đích
    Đề tài phân tích sức cạnh tranh hàng điện tử của một số nước chủ yếu trên thế giới, tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê nhằm phác họa những nét cơ bản nhất về sức cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và cũng phân tích một cách chi tiết về những khó khăn làm cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chưa nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường công nghiệp điện tử trong nước và thế giới.
    Từ những kiến thức đã tổng hợp và phân tích, chuyên đề mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao sức cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO của ngành công nghiệp điện tử trên thị trường.
    3. Đối tượng và phạm vi
    Chuyên đề tập trung phân tích giá cả, chất lượng, marketing, thực hiện quản lý tài chính, môi trường cạnh tranh ngành của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ những năm 1990 trở lại đây (do đây là thời kỳ ngành công nghiệp Việt Nam mà trong đó có ngành công nghiệp điện tử bắt đầu phát triển về quy mô, sản lượng và trong những năm này Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia và khu vực lớn trên thế giới).
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh.
    Nguồn thông tin sử dụng trong chuyên đề được thu thập chủ yếu từ các trang web của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử (VEIA), Bộ Công nghiệp, Canon, Panasonic,Công ty điện tử Hà Nội, tài liệu của Hội điện tử, tin học, Hiệp hội phần mềm, Hội tin học HCM
    5. Kết cấu và nội dung
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của chuyên đề được trình bày trong 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử và kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử của một số nước
    Chương 2: Tình hình cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ 1990 đến nay
    Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản xuất ngành công nghiệp điện tử sau khi Việt Nam gia nhập WTO



    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1. Cơ sở lí luận về sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử và kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử của một số nước 3
    1.1 Lí luận chung về cạnh tranh 3
    1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và các khái niệm liên quan 3
    1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 3
    1.1.1.2. Các khái niệm liên quan 3
    1.1.2. Các điều kiện cơ bản cho hoạt động cạnh tranh 6
    1.1.3. Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 7
    1.1.3.1. Năng lực cạnh tranh 7
    1.1.3.2. Các cấp độ cạnh tranh 7
    1.1.4. Lí luận về cạnh tranh 12
    1.1.4.1. Quan điểm của Porter 12
    1.1.4.2.Quan điểm của Edward H. Chamberlin 14
    1.1.5. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành 15
    1.2. Lí luận chung về ngành công nghiệp điện tử 16
    1.2.1. Khái niệm 16
    1.2.2. Phân loại 17
    1.2.3. Vai trò của NCNĐT trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế đất nước 18
    1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử thế giới 19
    1.2.1. Tổng quan chung 19
    1.1.2. Nhận xét đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm điện tử trên toàn thế giới 22
    1.3. Kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của NCNĐT một số nước trên thế giới 23
    1.3.1. Thực tiễn sức sản xuất các mặt hàng điện tử của một số nước 23
    1.3.1.1. Hàn Quốc 23
    1.3.1.2. Ấn Độ 24
    1.3.1.3. Mailaisia 26
    1.3.1.4. Thái Lan 27
    1.3.1.5. Đài Loan 28
    1.3.2. Kinh nghiệm đối với việc nâng cao sức cạnh tranh hàng điện tử của Việt Nam 29
    Chương 2: Tình hình cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ 1990 đến nay 32
    2.1. Tổng quan chung về cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 32
    2.1.1. Những thành tựu đã đạt được 32
    2.2. Đánh giá về khả năng cạnh tranh của hàng CNĐT Việt Nam 35
    2.2.1. Về chất lượng sản phẩm 35
    2.2.1.1. Đánh giá về nguyên liệu đầu vào của sản phẩm điện tử Việt Nam 36
    2.2.1.2. Đánh giá về kiểu dáng mẫu mã và trình độ công nghệ 38
    2.2.1.3. Đánh giá về chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm 38
    2.2.1.4. Đánh giá về thương hiệu 39
    2.2.1.5. Đánh giá về thị trường 41
    2.2.1.6. Đánh giá về lực lượng lao động của ngành 43
    2.3. Một số doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn tại Việt Nam 45
    2.3.1. Công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ FPT 45
    2.3.2. Hanel- Công ty điện tử Hà Nội 45
    2.3.3. Công ty TNHH điện tử Tiến Đạt 47
    2.3.4. Tổng Công ty Điện tử-Tin học TCL Việt Nam 48
    2.4. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao sức cạnh tranh NCN điện tử Việt Nam 50
    2.4.1. Hạn chế 50
    2.4.2. Nguyên nhân 53
    2.4.2.1. Nguyên nhân từ phía DN sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử 53
    2.4.2.2. Từ phía nhà nước 57
    2.4.2.3. Các nguyên nhân khác 62
    Chương 3: Định hướng và các giải pháp đề nâng cao sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp điện tử sau khi Việt Nam gia nhập WTO 63
    3.1. Định hướng phát triển NCNĐT Việt Nam và các nguyên tắc cạnh tranh trong WTO 63
    3.1.1. Định hướng phát triển NCNĐT Việt Nam 63
    3.1.2. Nguyên tắc cạnh tranh trong WTO 64
    3.2. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử 66
    3.2.1. Giải pháp về phía cung 66
    3.2.1.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 67
    3.2.1.2. Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp 68
    3.2.1.3. Đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm điện tử 70
    3.2.1.4. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện Kỹ năng quản lý hiện dại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong các doanh nghiệp 70
    3.2.2 Các giải pháp về phái cầu 72
    3.2.2.1. Các giải pháp cạnh tranh về giá 72
    3.2.2.2. Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp 72
    3.2.2.3. xây dựng và bảo vệ các thương hiệu sản phẩm công nghiệp điện tử 75
    3.2.3. phát triển NCN phụ trợ và các ngành có liên quan 77
    3.2.3.1. phát triển các ngành phụ trợ sản xuất linh kiện cho NCNĐT 77
    3.2.3.2. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất linh phụ kiện điện tử 78
    3.2.4. Giải pháp từ phía nhà nước 80
    3.2.4.1. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển NCNĐT 80
    3.2.4.2. Hoàn thiện hệ thống phát luật và các CS 81
    3.2.4.3. phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành công nghiệp điện tử 82
    3.2.4.4. Các giải pháp khác 83
    KẾT LUẬN 85
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
    PHỤ LỤC 90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...