Báo Cáo thực trang và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức UBND huyện Thạch Thất-Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUĐất nước ta đang trong giai đoạn CNH-HĐH và đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với quá trình đó là sự phát triển không ngừng về kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Quá trình đó đã tạo cho đất nước chúng ta những cơ hội lớn, bên cạnh đó cũng có những thách thức không nhỏ mà chúng ta cần phải cố gắng để vượt qua.
    Tình hình mới đòi hỏi những người cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, không chỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp địa phương cũng phải có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thể đưa nước ta vượt qua những thách thức và khó khăn, tiến lên con đường XHCN mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Thực vậy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ.
    Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao. Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức thì nơi đó công việc vận hành rất trôi chảy, thông suốt.
    Xuất phát từ thực tiễn cán bộ, công chức đang làm việc tại UBND Huyện Thạch Thất hiện nay, và nhất là sau một thời gian tiếp cận tôi đã lựa chọn
    đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Thạch Thất – TP Hà Nội để làm đề tài báo cáo kỳ thực tập của mình tại UBND Huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội.
    Với đề tài này, tôi muốn đóng góp một chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong Bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện để hoàn thiện hơn về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân dân.
    Tuy nhiên với kiến thức còn nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô trong nhà trường, các anh chị, cô chú trong UBND huyện Thạch Thất để báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn.

    LỜI CẢM ƠN
    Báo cáo thực tập này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thầy, cô trong
    khoa Hành chính học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Nguyễn Thị Thu Hòa là những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND huyện Thạch Thất và cán bộ Phòng Nội vụ huyện Thạch Thất đã tạo điểu kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp này. Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của đồng chí Cấn Văn Hương đã giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình thực tập củng cố kiến thức của mình, giúp tôi trưởng thành hơn trong công việc, giao tiếp. Tôi xin hứa sẽ phấn đầu hết mình không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức của mình để sau này trở thành một chuyên viên giỏi.
    Qua đây cho tôi được gửi lời cám ơn, lời chúc sức khỏe đến các cán bộ Phòng Nội vụ huyện Thạch Thất, các thầy cô trong Học viện đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập tốt nghiệp. Tôi kính mong các thầy cô giáo và các bạn có ý kiến đóng góp để bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤC:
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    LỜI CẢM ƠN 3
    MỤC LỤC: 4
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
    PHẦN I: BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI 6
    PHÒNG NỘI VỤ UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THẤT 6
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 7
    B. BÁO CÁO TỔNG QUAN 7
    1. Thời gian thực tập: 7
    2. Địa điểm thực tập: 7
    3. Nội dung thực tập: 8
    4. Kế hoạch thực tập: 8
    5. Mục đích thực tập: 9
    CHUƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THẠCH THẤT 10
    I. Vị trí, chức năng: 10
    1. Vị chí và lịch sử hình thành huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội: 10
    2. Điều kiện kinh tế xã hội: 12
    3. Tổng quan về Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Thạch Thất 12
    4. Cơ cấu tổ chức phòng nội vụ huyện Thạch Thất 14
    4.1 Vị chí, chức năng. 14
    4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn. 14
    4.3 Tổ chức và biên chế. 19
    4.4 Các mối quan hệ trong giải quyết công việc. 20
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ 23
    CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN THẠCH THẤT 23
    I. Cơ sở lý luận. 23
    1. Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức: 24
    1.1 Một số khái niệm cơ bản. 24
    1.2 Khái niệm năng lực làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. 25
    2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực làm việc của cán bộ ,công chức. 26
    2.1 Vai trò của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính cấp huyện. 26
    2.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính huyện Thạch Thất 28
    2.3 Mối quan hệ giữa năng lực của cán bộ, công chức với hiệu quả làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước. 29
    II. Thực trạng chất lượng cán bộ công chức UBND Huyện Thạch Thất 30
    1. Thực trạng cán bộ, công chức tại huyện Thạch Thất 30
    1.1 Thực trạng về số lượng và chất lượng CBCC 30
    1.2 Thực trạng về kỹ năng, thái độ của cán bộ, công chức: 33
    2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về năng lực cán bộ, công chức tại UBND huyện Thạch Thất 34
    2.1 Nguyên nhân khách quan. 34
    2.2 Nguyên nhân chủ quan: 35
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN THẠCH THẤT 38
    1. Giải pháp chung: 38
    2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại UBND huyện Thạch Thất 39
    2.1 Thực hiện cải cách tiền lương, nâng cao đời sống cho cán bộ công chức . 40
    2.2 Đánh giá năng lực của cán bộ, công chức để làm cơ sở cho việc tuyển dụng sử dụng, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức tại UBND huyện Thạch Thất 41
    2.3 Đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ công chức phù hợp với yêu cầu thực trạng của huyện Thạch Thất. 42
    2.4 Xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức . 45
    2.5 Xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với điều kiện của huyện. 46
    2.6 Các giải pháp: 47
    C. KẾT LUẬN 47
    PHẦN II: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 50
    I. Kiến nghị với UBND huyện Thạch Thất 50
    II. Kiến nghị với giáo viên hướng dẫn. 51
    III. Kiến nghị với Học Viện Hành Chính. 52
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Các trang web: http: http://thachthat.gov.vn/, https://www.google.com.vn/,
    bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org
    2. Tạp chí Cải cách Hành chính nhà nước.
    3. Tạp chí Quản lý nhà nước 2004 “đào tạo, bồi dưỡng công chức để nâng cao năng lực thực thi”.
    4. Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực - Học viện Hành chính Quốc gia
    5. Giáo trình Quản lý nhân sự - Học viện Hành chính Quốc gia.
    6. Pháp lệnh Cán bộ, Công chức ban hành ngày 26/02/1998, sửa đổi và bổ sung năm 2000 và 2003.
    7. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
    8. Báo cáo thực tập: “Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức ” của sinh viên Nguyễn Hoàng Anh.
    9. Thông tư: Số: 04/2008/ TT- BNV về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
    10. Tạp chí Lao động - Thương binh - Xã hội.
    11. Sổ theo dõi cán bộ, công chức hành chính huyện Thạch Thất.
    12. Nghị định của CP số 14/2008/ NĐ- CP ngày 4 tháng 02 năm 2008.
    13. Các tài liệu khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...