Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong xu thế toàn cầ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá du lịch (86 trang)
    Cạnh tranh trong du lịch được hiểu là cạnh tranh giữa các chủ thể du lịch trên các thị trường mục tiêu. Hệ thống “xương sống” - các doanh nghiệp du lịch - và sản phẩm du lịch có năng lực cạnh tranh sẽ tạo ra một vị thế vững chắc cho ngành du lịch của một quốc gia trên thị trường quốc tế. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành du lịch bao gồm: lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh của ngành, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch.
    Với vị trí địa-chính trị (geo-politic) cực kỳ thuận lợi, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và một môi trường kinh tế - chính trị ổn định, Việt Nam đang hội tụ nhiều lợi thế so sánh để phát triển du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có được.
    Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn chưa cao thể hiện ở: (1) Môi trường kinh doanh kém thuận lợi do quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch vẫn còn nhiều bất cập; hệ thống chính sách có liên quan như xuất nhập cảnh, tài chính, đầu tư còn nặng tính phân biệt giữa các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế khác ; chất lượng nguồn nhân lực và trình độ ứng dụng công nghệ còn chưa theo kịp các nước trong khu vực; (2) Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch còn thấp do thiếu chiến lược trong kinh doanh, cạnh tranh đơn lẻ và chưa có khả năng hợp tác thành các tập đoàn để nâng cao vị thế của mình; (3) Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, thiếu các sản phẩm đặc thù và hoạt động tuyên truyền quảng bá chưa phát huy được các hiệu quả cần thiết.
    Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, xứng đáng với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn, các giải pháp được tập trung theo từng nhóm như sau : (1) Nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường kinh doanh ngành thông qua công tác quy hoạch và bố trí cơ cấu vốn đầu tư, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong ngành và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; (2) Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp du lịch thông qua các chiến lược kinh doanh và liên kết hợp tác; (3) Định hướng thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; (4) Chuyên nghiệp hoá hoạt động quảng bá tuyên truyền và (5) Tăng cường hợp tác quốc tế.
    Xu thế toàn cầu hoá du lịch đang đặt ra những cơ hội và vô vàn thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam. Nâng cao sức cạnh tranh của ngành để hội nhập kinh tế hiệu quả là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành mà còn rất cần sự phối hợp của các Bộ, Ngành có liên quan.
    Là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch không chỉ đưa du lịch Việt Nam ngang tầm với khu vực và thế giới mà còn có tác động lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch đang được lựa chọn là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện đưa nước ta hội nhập một cách chủ động và bền vững vào nền kinh tế thế giới.
    Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế mang tính tổng hợp như ngành du lịch không phải là điều dễ dàng. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, do những hạn chế về kiến thức, thời gian,tài liệu và khuôn khổ khoá luận, em không thể đi sâu vào phân tích tất cả các khía cạnh của vấn đề. Hơn nữa, các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch khó có thể thống nhất do hoạt động du lịch liên quan đến nhiều khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Do đó, Khoá luận tốt nghiệp chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý từ những chuyên gia trong ngành du lịch, các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những ai quan tâm đến đề tài để cùng trao đổi, khắc phục những điểm còn hạn chế của Khoá luận và tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện hơn.
     
Đang tải...