Báo Cáo Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các hãng vận tải đường biển ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Có thể thấy vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung, đặc biệt khi xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Vận tải và mậu dịch có mối liên hệ chặt chẽ, thúc đẩy nhau phát triển. Vận tải phát triển là dựa trên cơ sở sự phát triển của mậu dịch hàng hoá, đến lượt mình vận tải lại giúp cho mậu dịch hàng hoá tiến hành thuận lợi, tác động đến giá cả hàng hóa và cơ cấu hàng hoá XNK.

    Nghiên cứu nghiệp vụ Xuất nhập khẩu, có thể thấy cước phí vận tải và bảo hiểm ảnh hưởng tới giá cả của hàng hoá. Nói cách khác ngoài giá trị của hàng hoá, trong giá XNK còn có chi phí đưa hàng hoá đến nơi thoả thuận trong hợp đồng. Chính vì vậy, cước phí vận tải ảnh hưởng tới cả sức cạnh tranh (về giá) của hàng hoá của một quốc gia, điều này đặc biệt quan trọng với các quốc gia hướng tới chiến lược xuất khẩu như Việt Nam. Thực tế là đầu tư cho giao thông vận tải sẽ mang lại lợi ích cho toàn thể nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Mặt khác, vận tải cũng ảnh hưởng to lớn tới cơ cấu hàng hoá XNK. Tuỳ vào trình độ phát triển của hệ thống giao thông và cơ sở vật chất phục vụ cho vận tải sẽ tác động đến cán cân Xuất nhập khẩu của từng loại hàng hoá cụ thể. Cùng với sự phát triển về khoa học-kỹ thuật, chủng loại hàng hoá XNK vì thế cũng được mở rộng và đa dạng hoá.

    Vận tải biển với ưu điểm vượt trội về cước phí, khả năng chuyên chở lớn và hệ thống tuyến giao thông biển ở khắp các châu lục, luôn chiếm ưu thế trong những năm qua.

    Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, vận tải biển đã góp phần vào phát triển nền kinh tế, có thể thấy Việt Nam với vị trí nằm trên tuyến vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, từ Biển Đông ra Thái Bình Dương. Với chiều dài bờ biển 3260 km với hơn 1 triệu km2 mặt nước biển cùng với hệ thống sông lớn: Sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long cùng với các Vịnh tự nhiên kín gió như: Vũng Tàu, Hạ Long, Cam Ranh .

     Tiềm năng phát triển dịch vụ vận tải biển không những tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương phát triển mà còn trở thành nguồn thu hút ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt với cơ cấu xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là xuất khẩu gạo, cà phê thô, điều, tiêu, hàng may mặc, giầy dép (những mặt hàng có giá trị thấp) và nhập khẩu sắt thép, xi măng, phân bón (hàng cồng kềnh) thì việc phát triển hệ thống vận tải biển là rất quan trọng.

    Với tiềm năng và vai trò chiến lược như vậy, nhưng vận tải biển Việt Nam thực sự còn rất yếu kém. Hệ thống cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu, đội tàu thiếu cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực.

     Các hãng vận tải Quốc tế nắm giữ gần như toàn bộ thị trường vận tải biển tại Việt Nam.

    Trước những vấn đề đó, chúng tôi với đề tài: ”Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các hãng vận tải đường biển ở Việt Nam” sẽ cố gắng cung cấp cho các bạn một góc nhìn về ngành hàng hải Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...