Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Sacombank – Chi Nhánh Quận 4, TP. Hồ Chí

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.



    I.Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế:

    Trong thời gian gần đây, tình hình diễn biến lãi suất, tín dụng, giá vàng, ngoại hối và đặc biệt là hoạt động của các ngân hàng thương mại đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận và giới kinh doanh. Chính vì điều đó, ngân hàng thương mại thông qua việc thực hiện chức năng, vai trò của mình nhất là chức năng trung gian tín dụng đã trở thành một bộ phận thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự đóng góp này thể hiện như sau:

    ã Thứ nhất, ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu khác.

    Hiện nay, với vai trò cầu nối, ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế bằng cơ chế tiền gửi có kỳ hạn và không có kì hạn, rồi tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân, đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình tái sản xuất.

    ã Thứ hai, ngân hàng thương mại hỗ trợ Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

    Các ngân hàng thương mại thực hiện đúng chức năng của mình để hướng tới mục tiêu lợi nhuận cho chính ngân hàng đồng thời đã góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia như ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng thương mại ngày càng phát huy được vai trò công cụ đòn bẩy của nó trong việc thực thi chính sách tiền tệ tín dụng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo như những mục tiêu đã hoạch định. Chẳng hạn, việc xoá bỏ cơ chế lãi suất “trần”, “sàn” , thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản, rồi chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận đã giúp cho các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn trong điều hành lãi suất, ưu đãi cho vay lãi suất thấp hơn, khuyến khích xuất khẩu, góp phần thực hiện mục tiêu hướng mạnh về xuất khẩu như chính sách đã đề ra.

    ã Thứ ba, ngân hàng thương mại góp phần phân bổ, điều hoà vốn giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân, do đó tạo nên sự phát triển nhanh, các vùng trong một nước

    Để tạo đồng đều cân bằng về vốn giữa các ngành, vùng trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại sẽ đứng ra thực hiện chức năng của mình, thu hút vốn thừa ở các ngành, vùng có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi chuyển sang các ngành, vùng đang có nhu cầu sử dụng vốn.

    ã Thứ tư, ngân hàng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.

    Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu bổ sung vốn lưu động (ngắn hạn) cho các tổ chức kinh tế mua nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất kinh doanh và hoạt động ngân hàng đã góp phần làm biến đổi các điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các chủ thể kinh tế theo hương tối ưu, nhất là đảm bảo các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” qua một hệ thống đồng bộ về vốn.

    ã Thứ năm, ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các nước, thúc đẩy phát triển ngoại thương, công nghiệp và các ngành có liên quan.

    Cùng với xu hướng hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới không ngừng mở rộng giao lưu buôn bán hợp tác tương trợ lẫn nhau. Thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tê, quan hệ tín dụng với ngân hàng nước ngoài, hệ thống ngân hàng đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.

    Tóm lại, ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình hình thành, phát triển, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh, từ đó tạo động lực thúc đẩy quy mô tín dụng ngân hàng, giảm bớt rủi ro xảy ra. Điều này cần được nhận thức và quán triệt xuyên suốt trong quá trình hoạch định chính sách về vốn, phương thức và cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại.

    Ngân hàng thương mại hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...