Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than U

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Chè là một loại cây công nghiệp dài ngày có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chè đã khẳng định vị trí của mình không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu thu ngoại tệ.


    Chè được biết như là một thức uống hàng ngày của rất nhiều nước trên thế giới như ở Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nga Theo điều tra thì Châu Âu có 30 nước biết uống chè, ở Châu Mỹ là 32 nước, ở Châu Á là 21 nước. Điều này bởi một nguyên nhân trong chè tổng hợp nhiều cafein và các chất teofilin, teobromon. Các chất trên kích thích sự làm việc của tim và các cơ quan khác của cơ thế, giảm mệt mỏi, phục hồi khả năng làm việc của các cơ quan khác của cơ thể con người. Ngày nay thì con người biết nhiều hơn các chất khác có trong chè như các loại vitamin, các chất khoáng và các hợp chất khác.
    Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Chè còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Hiện nay, trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng.


    Chè được trồng ở rất nhiều nơi trên đất nước ta như : Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Sơn La, Hà Giang .Đối với Lai Châu, cây chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho họ, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Thế nhưng cho đến nay năng suất chè của Lai Châu còn thấp, việc mở rộng diện tích còn chậm so với nhiều vùng chè khác của cả nước. Khí hậu, điều kiện tự nhiên của Lai Châu rất thích hợp cho trồng chè. Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu có kinh nghiệm nhiều năm trong việc trồng và chế biến các sản phẩm về chè. Phát triển ngành chè có ý nghĩa thiết thực, giúp xoá đói giảm nghèo, làm giầu, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, định canh định cư, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Cây chè đã được coi là cây trồng có tính chất mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu của tỉnh Lai Châu là đến năm 2010 toàn tỉnh có khoảng 700 ha chè chất lượng cao.


    Trong tỉnh có một số công ty thực hiện trồng và chế biến các sản phẩm về chè như : Công ty sản xuất và kinh doanh chè Tam Đường, nhà máy chè Bằng An, công ty chè Than Uyên Trong đó thì công ty chè Than Uyên là một đơn vị thực hiện kinh doanh có hiệu quả.Tuy nhiên Việt Nam đã gia nhập WTO, sự kiện kinh tế này vừa đem lại những cơ hội mới và vừa đem lại thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty chè Than Uyên. Công ty có thể dễ dàng hơn để tham gia vào các thị trường mới của mình như: Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ Công ty chè Than Uyên muốn xâm nhập vào các thị trường này bên cạnh việc đảm bảo chất lượng và cung cấp sản phẩm ổn định, công ty còn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người nhập khẩu bao gồm mẫu sản phẩm, nơi trồng chè, giống cây, công nghệ sản xuất, cách pha trộn, và chính sách của chính phủ có liên quan thì việc đàm có liên quan đến việc đàm phán ký kết hợp đồng mới có khả năng.Chè là một mặt hàng thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người nên phải tuân thủ theo các quy định của luật bảo vệ thực phẩm, cũng như những quy định khác về hải quan và nhập khẩu. Do vậy công ty chè Than Uyên cần phải tìm hiểu, thu nhập các thông tin cần thiết để thiết lập hệ thống xuất nhập khẩu phù hợp với các quy định trên.


    Xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan của ngành chè Việt Nam và thực tế thu thập được tại công ty chè Than Uyên em chọn tiêu đề cho chuyên đề thực tập của mình là “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Than Uyên”.


    Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Phạm Văn Khôi cùng toàn thể các cán bộ trong công ty chè Than Uyên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
    Do thời gian có hạn và kiến thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế cho nên trong chuyên đề thực tập của em còn nhiều khiếm khuyết nhất định. Em mong thầy và các cán bộ trong công ty chè Than Uyên chỉ bảo thêm, để làm cơ sở cho việc học tập và làm việc của em sau này.


    2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
    - Hệ thống và phân tích các cơ sở khoa học và những vấn đề trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp thực hiện chế biến biến nông sản.
    - Đánh giá thực trạng về hoạt động sản xuất và kinh doanh và nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh của công ty chè Than Uyên. Rút ra những nguyên nhân và những vấn đề kinh tế trong sản xuất và kinh doanh của công ty.
    - Kiến nghị phương hướng cho việc chăm sóc, sản xuất và kinh doanh của công ty và những kiến nghị đối với các cơ quan thực hiện quản lí nhà nước có liên quan đến ngành chè của tỉnh.


    3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Để đảm bảo tính khoa học, logic và thực tiễn thì trong chuyên đề có sử dụng những phương pháp sau đây :
    - Phương pháp duy vật biện chứng
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp của các môn học Quản trị kinh doanh nông nghiệp, môn Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.


    4.KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ.
    Phần I. Cơ sở lí luận của nâng cao hiệu quả và trong sản xuất chè ở công ty chè ở công ty chè Than Uyên.
    Phần II. Thực trạng hiệu quả kinh tế .
    Phần III. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè ở công ty chè Than Uyên.
     
Đang tải...