Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu
    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở khu vực Tây bắc của tổ quốc, là nơi sinh sống của 21 dân tộc anh em. Là một vùng sinh thái nhân văn, có nhiều đặc thù là vùng có lợi thế về đa dạng sinh học tạo tiền đề cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng và phong phú về sản phẩm và là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tỉnh Lai châu đã có những thành tựu nổi bật như: đời sống nhân dân trong tỉnh đã được nâng lên rõ rệt, an ninh quốc phòng được giữ vững, công bằng xã hội được đảm bảo.


    Bên cạnh đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lai Châu còn có những khó khăn hạn chế nhất định như: địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, các hủ tục lạc hậu, sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh và tự túc tự cấp. Ở các xã thuộc vùng núi cao, vùng sâu hẻo lánh đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn chưa ổn định, thường xuyên thiếu đói, thiếu nước sinh họat, các dịch bệnh (biếu cổ, sốt rét, kiết lỵ ) thường sảy ra. Cơ sở chất ở những nơi này còn quá nghèo nàn, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, năng suất lao động thấp và có nguy cơ tụt hậu trong quá trình phát triển
    Theo quyết định số 1232/QĐ - TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng chính phủ, về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và biên giới thuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo, tỉnh Lai Châu hiện có 120 xã đặc biệt khó khăn phân bố trên 8 huyện Điện Biên, Mường Lay, Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông. Những xã đặc biệt khó khăn có vị trí quan trọng đặc biệt về an ninh quốc phòng. Vì vậy phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa là mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình 135.
    Xuất phát từ ý nghĩa và yêu cầu đó em chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu


    2. Mục đích nghiên cứu đề tài
    - Hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn của chương trình 135.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
    - Đưa ra những phương hướng, mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh Lai Châu


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình 135, thực trạng đời sống dân cư, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trên 120 xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Lai Châu. Thời gian nghiên cứu quá trình thực hiện chương trình 135 trên 120 xã của luận văn này từ năm 1999 – 2002 (tức là từ khi bắt đầu triển khai chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu cho đến nay). Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu rộng và thời gian tương đối dài nên trong bản luận văn này không thể đề cập theo từng năm và chi tiết đến từng xã được mà chỉ có thể nghiên cứu đánh giá tổng hợp trong 4 năm thực hiện chương trình 135 theo từng huyện và theo các dự án thành phần của chương trình.


    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét sự vận động của sự vật trong mối quan hệ của sự vật nghiên cứu với các sự vật khác, từ đó đánh giá sự phát triển của sự vật trong những điều kiện cụ thể.
    Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp phân tích kinh tế Nhằm quan sát đối tượng nghiên cứu một cách toàn vẹn và trong các mối quan hệ của nó, từ đó có thể phân tích một cách chính xác và đưa ra những nhận xét sát thực.


    5. Kết cấu của đề tài.
    Chương I: Cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển vùng nông thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn.
    Chương II: Thực trạng thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
    Chương III: Phương hướng và những giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lai Châu.


    Nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Vũ Đình Thắng và sự nỗ lực của bản thân, luận văn đã được hoàn thành. Tuy nhiên do khả năng có hạn, nên bản luận văn còn nhiều hạn chế. Em mong được sự góp ý thêm của thầy cô giáo và các bạn.
    Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Vũ Đình Thắng và các thầy cô giáo trong khoa KTNN & PTNT trường ĐH KTQD.
     
Đang tải...