Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đất nước ta trong thời kì đổi mới và phát triển kinh tế. Ổn định chính trị xã hội đang là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Từ một nước kinh tế kém phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém về mọi mặt vì vậy để phát triển chúng ta cần phải có cơ sở vững chắc. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách đổi mới để phù hợp với nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa. Với sự canh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì cần phải có những biện pháp huy động, quản lý và đầu tư có hiệu quả mọi yếu tố sản xuất nhằm phát huy mọi tiềm lực, đồng thời hạn chế những mặt tồn tại, nắm bắt được cơ hội và tạo chỗ đứng trên thị trường.
    Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến việc quản lý việc huy động và luân chuyển của vốn. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quản lý và sử dụng vốn như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nếu quản lý tốt về vốn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển lành mạnh. Ngược lại không ít doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng khó khăn do quản lý và sử dụng vốn không tốt, thậm chí còn dẫn đến phá sản.
    Theo xu hướng trên, trong những năm vừa qua Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã tiến hành theo hướng cổ phần hóa để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế. Nhà máy Cán thép Thái Nguyên thuộc Tổng Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm khắc phục tình trạng khó khăn và có vốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Điều này đòi hỏi công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố không thể thiếu. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vốn trong doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại Nhà Máy Cán Thép Thái Nguyên em đã đi sâu và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Mục tiêu chung: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, tiếp cận dần với thực tế nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn.
    - Mục tiêu cụ thể
    + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy.
    + Đánh giá được thực trạng sử dụng vốn của nhà máy để từ đó đưu ra những mặt được và những mặt hạn chế của việc sử dụng vốn.
    + Đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    ¬¬3.1 Đối tượng nghiên cứu

    Tập chung nghiên cứu chủ yếu tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    * Phạm vi về nội dung
    Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực của bản thân nên đề tài chỉ tập trung đánh giá báo cáo tài chính cơ bản của Nhà máy:
    + Bảng cân đối kế toán.
    + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    + Thuyết minh báo cáo tài chính.
    + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
    * Phạm vi về thời gian
    + Số liệu trình bày phần tổng quan được sưu tầm trong các tài liệu đã công bố từ năm 2007 đến nay.
    * Phạm vi về không gian
    Đề tài được nghiên cứu tại “Nhà máy Cán thép Thái Nguyên Thái Nguyên”
    Địa chỉ: Phường Cam Giá – Thành Phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1 Cơ sở phương pháp luận.

    Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp thu thập số liệu trong thống kê để hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
    4.2. Phương pháp thu thập số liệu.
    Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập thông qua phòng kế toán tài chính tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, niên giám thống kê, qua mạng Internet và các tài liệu, sách báo liên quan khác.
    Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được thu thập qua nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, thu thập qua các cán bộ chuyên môn của các doanh nghiệp, của các sở ban ngành liên quan .
    4.3. Phương pháp xử lý số liệu.
    Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý:
    + Theo phương pháp thủ công đối với những số liệu đơn giản và tương đối rõ ràng.
    + Nhập vào máy tính và sử dụng phần mền excel để xử lý đối với các số liệu phức tạp.
    4.4 Phương pháp hệ số

    Các hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp (chia) một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu khác, yếu tố khác.
    Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp liên hoàn, phương pháp biểu đồ, đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan nhưng trong đề tài này chỉ tập trung đánh giá hiệu quả tài chính dựa trên phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Sự kết hợp cả hai phương pháp cho phép thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp trong các giai đoạn khác nhau.
    5. Kết cấu của đề tài:
    Mở đầu
    Chương 1: Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên.
    Kết luận và đề xuất




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
    3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 3
    4.1 Cơ sở phương pháp luận. 3
    4.2. Phương pháp thu thập số liệu. 3
    4.3. Phương pháp xử lý số liệu. 3
    4.4 Phương pháp hệ số 3
    5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 5

    1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn trong doanh nghiệp. 5
    1.1.1 Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp. 5
    1.1.2 Vai trò của vốn sản xuất kinh doanh 7
    1.1.3 Đặc trưng cơ bản của vốn 8
    1.1.4 Phân loại vốn 10
    1.2 Vốn cố định của doanh nghiệp: 13
    1.2.1 Khái niệm về vốn cố định 13
    1.2.2 Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định 14
    1.2.3 Tài sản cố định trong doanh nghiệp 14
    1.2.3.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ. 14
    1.2.3.2 Phân loại tài sản cố định 15
    1.2.3.3 Khấu hao tài sản cố định 16
    1.3 Vốn lưu động của doanh nghiệp 18
    1.3.1 Khái niệm vốn lưu động 18
    1.3.2 Đặc điểm của vốn lưu động 19
    1.3.3 Tài sản lưu động 19
    1.3.3.1 Khái niệm và đặc điểm của TSLĐ 19
    1.3.3.2 Phân loại tài sản lưu động 20
    1.4 Hiệu quả sử dụng vốn 21
    1.4.1 Khái niệm và vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 21
    1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 23
    1.4.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tổng quát. 24
    1.4.2.2 Các chỉ tiêu đành giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 25
    1.4.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 27
    1.4.2.4 Các chỉ tiêu tài chính 29
    1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 30
    1.5.1 Những nhân tố khách quan 30
    1.5.2 Nhân tố chủ quan 32
    CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY CÁN THÉP THÁI NGUYÊN. 34
    2.1 Khái quát chung về Nhà máy Cán thép Thái Nguyên – Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. 34
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. 34
    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. 36
    2.1.2.1 Chức năng 36
    2.1.2.2 Nhiệm vụ 36
    2.1.2.3 Các lĩnh vực kinh doanh 37
    2.1.3 Những đặc điểm kĩ thuật chủ yếu liên quan đến sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. 38
    2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm - thị trường 38
    2.1.3.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. 39
    2.1.3.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên – Công Ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 42
    2.1.3.4 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận. 43
    2.1.4 Tình hình tổ chức lao động ở Nhà máy 45
    2.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong những năm gần đây. 49
    2.2 Thực trạng sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên. 52
    2.2.1 Nguồn vốn của Nhà máy. 52
    2.2.2 Tình hình sử dụng vốn qua việc sử dụng tài sản của Nhà máy. 54
    2.2.2.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Nhà máy 54
    2.2.2.2 Thực trạng sử dụng vốn qua tài sản cố định 59
    2.2.2.3 Thực trạng sử dụng vốn lưu động 67
    2.3 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên 73
    2.3.1 Những mặt đạt được. 73
    2.3.2 Những hạn chế cần phải khắc phục. 77
    2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại . 77
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHÀ MÁY CÁN THÉP THÁI NGUYÊN 79
    3.1 Phương hướng sử dụng vốn trong thời gian tới 79
    3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên: 81
    3.2.1 Đào tạo đội ngũ cán bộ có tay nghề. 81
    3.2.2 Giải pháp sử dụng vốn 82
    3.2.2.1 Đối với vốn cố định. 82
    3.2.2.2 Đối với vốn lưu động 85
    3.2.3 Giảm thiểu chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp 86
    3.2.4 Làm tốt công tác lập và thực hiện kế hoạch, quy trình xây dựng cơ bản, tổ chức hợp lý sản xuất và dự phòng vật tư. 87
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
    1. Kết luận 88
    2.Kiến nghị 89
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...