Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp ngo

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà


    MỤCLỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    DANH MỤC BẢNG
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THẤT THU
    THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 4
    1.1. Cơ sở lý luận về thuế Giá trị gia tăng 4
    1.1.1. Giới thiệu chung về thuế Giá trị gia tăng 4
    1.1.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT 6
    1.2. Thất thu thuế và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với
    DN NQD . 17
    1.2.1. Thất thu thuế và các hệ quả của thất thu thuế . 17
    1.3. Công tác quản lý thuế GTGT 21
    1.3.1. Sự cần thiết của công tác quản lý thuế GTGT 21
    1.3.2. Nội dung công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD 21
    CHUƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
    TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ
    TỈNH KHÁNH HOÀ 24
    2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà 24
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24
    2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu: . 24
    2.1.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban . 27
    2.1.4. Đánh giá khái quát tình hình quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà . 30
    2.2. Thực trạng việc quản lý thuế GTGT đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Khánh
    Hoà 36
    2.2.1. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế 36
    2.2.2. Công tác quản lý hoá đơn . 39
    2.2.3. Công tác quản lý việc thu nộp thuế GTGT . 45
    2.2.4. Công tác xử lý hoàn thuế . 54
    2.2.5. Công tác kiểm tra thuế . 59
    2.2.6. Công tác thanh tra thuế 67
    2.2.7. Công tác quản lý nợ thuế . 72
    2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DN NQD tại Cục
    Thuế tỉnh Khánh Hòa 79
    2.3.1. Thành tích đạt được . 79
    2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân . 82
    CHƯƠNG III: GIẢP PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ
    GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI
    CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA 88
    3.1. Những định hướng chung của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện công tác quản
    lý thuế GTGT trong thời gian tới . 88
    3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT
    đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 90
    3.2.1 Tăng cường công tác quản lý hóa đơn . 90
    3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý ĐTNT và kê khai thuế: 91
    3.2.3. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra . 91
    3.2.4. Nâng cao công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ 93
    3.2.5. Nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức . 94
    3.2.6. Nâng cao công nghệ thông tin và hoàn thiện hệ thống thông tin kiểm soát thu
    thuế . 95
    3.2.7. Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ tư vấn cho ĐTNT 96
    3.3. Kiến nghị 97
    3.3.1 Kiến nghị đối với Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa 97
    3.3.2 Kiến nghị đối với Tổng Cục Thuế . 97
    KẾT LUẬN . 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài
    chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều tiết
    kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần
    kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về
    quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, mặt khác thuếcũng là
    nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, thuế Giá trị gia tăng
    chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách nhà nước, đây là loại thuế tiến bộ, điều
    tiết rộng rãi mọi đối tượng trong nhân dân, mọi đối tượng tiêu dùng hàng hóa chịu
    thuế. Do vậy, thuế Giá trị gia tăng có vai trò rất lớn trong mọi lĩnhvực kinh tế,
    chính trị, xã hội. Được chính thức đưa vào áp dụng tại Việt Nam từ năm 1999, đến
    nay luật thuế Giá trị gia tăng đã phát huy những mặt tích cực như là khuyến khích
    phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, thúc đẩy hạch
    toán kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nguồn thu lớn và ổn định cho Ngân sách nhà
    nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, những thành quả đạt được thì việc áp
    dụng, thực thi luật thuế Giá trị gia tăng vẫn còn nhiều bất cập, số vụ vi phạm luật
    thuế ngày càng tăng với số tiền chiếm dụng ngày càng lớn, nhiều đối tượng đã lợi
    dụng kẽ hở trong luật và trong công tác quản lý để bòn rút tiền, gây thất thu cho
    Ngân sách. Những hạn chế đó cần có biện pháp khắc phục để thuế Giá trị gia tăng
    phát huy hết vai trò của nó trong việc tạo lập nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và
    thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển cũng như trên các mặt của đời sống kinh tế -xã hội.
    Trong thời gian thực tập tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, em nhận thấy việc
    quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều
    vấn đề nổi cộm cần giải quyết, trong khi đó đây lại là khu vực đóng góp một phần
    không nhỏ số thu thuế Giá trị gia tăng của tỉnh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên,
    với những kiến thức đã được trang bị ở trường đại học cùng một số kiến thức và
    thông tin thu thập được trong thời gian thực tập tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, em
    2
    xin chọn đề tài Thựctrạngvàgiảiphápnâng cao hiệuquả quản lý thu thuếGiá
    trịgia tăng đốivớiDoanh nghiệpngoàiquốcdoanh trên địabàntỉnhKhánhHoà
    làm Khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là vận dụng những kiến thức đã học tại
    trường kết hợp với kiến thức thực tế nắm bắt được trong thời gian thực tập tại Cục
    Thuế tỉnh Khánh Hòađể đánh giá tình hình quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với
    Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể phù
    hợp với tình hình thực tế nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế
    Giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    -Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thu thuế Giá trịgia tăng đối với
    Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
    -Phạm vi nghiên cứu: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa trong các năm 2009, 2010,
    2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    -Phương pháp thu thập thông tin: Từ hệ thống văn bản pháp luật về thuế Giá
    trị gia tăng, báo cáo tổng kết công tác thuế qua các năm, tham khảo thông tin trên
    trang web Tổng cục thuế: www.gdt.gov.vnvà báo chí liên quan
    -Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: thông qua các số liệu đã thu
    thập, tiến hành phân tích nghiên cứu, loại bỏ những số liệu không cần thiết và chưa
    chính xác, chỉnh lý và thu thập những số liệu cần thiết. Sau khi đã có số liệu để xử
    lý thì tiến hành so sánh, phân tích đánh vấn đề nghiên cứu được trình bày qua các
    bảng biểu, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thuế.
    5. Nội dung và kết cấu của đề tài
    Đề tài gồm3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế Giá trị gia tăng, thất thu thuế và công tác
    quản lý thuế Giá trị gia tăng.
    3
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với Doanh
    nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
    Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế Giá trị gia tăng đối
    với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
    6. Những đóng góp của đề tài
    -Tóm lược một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của Luật Thuế Giá trị
    gia tăng.
    -Trình bày sơ lược về quy trình quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với Doanh
    nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
    -Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với Doanh
    nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, chỉ ra những khó khăn,
    vướng mắc gặp phải.
    -Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao
    hiệu quả quản lý thuế Giá trị gia tăngđối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
    4
    CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THẤT THU
    THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
    1.1. Cơ sở lý luận về thuế Giá trị gia tăng
    1.1.1. Giới thiệu chung về thuế Giá trị gia tăng
    1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
    ♣ Khái niệm:
    Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa,
    dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
    ♣ Đặc điểm:
    -Thuế GTGT là loại thuế có tính chất gián thu: đối tượng nộp thuế GTGT là
    người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, còn người chịu thuế là người tiêu dùng
    hàng hóa dịchvụ. Nó là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nhằm
    động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng khi họ sử dụng hàng hóa dịch vụ
    đó. Do thuế GTGT được tính trong giá bán nên người chịu thuế ít có cảm giác mình
    bị Nhà nước đánh thuế, vì vậy thuế GTGT ít gây ra những phản ứng từ phía người
    chịu thuế.
    -Đối tượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng để
    mua hàng hóa và dịch vụ. Thuế GTGT mang tính trung lập cao, tại mỗi khâu của
    quá trình sản xuất, số thuế phải nộp được chuyển sang khâu tiếp theo cho đến người
    tiêu dùng cuối cùng, vì vậy thuế GTGT không ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh
    doanh của doanh nghiệp( DN).
    -Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp
    thuế, nó không phải là yếu tố chi phí mà chỉ đơn thuần là khoản cộng thêm vào giá
    bán cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.
    -Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rộng, áp dụng cho hầu hết các hàng hóa
    dịch vụ sử dụng trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong tất cả các ngành nghề
    ở tất cả các giai đoạn.
    -Thuế GTGT được ban hành nhằm thay thế cho thuế doanh thu trước đây và
    đã khắc phục được các nhược điểm của thuế doanh thu. Thuế GTGT có ít mức thuế
    5
    suất giúp cho việc áp dụng trở nên đơn giản hơn so với thuế doanh thu . Việc thu
    thuế từ số ít người sản xuất, kinh doanh cũng dễ dàng và thuận tiện hơn là thu trực
    tiếp từ số đông người tiêu dùng.
    -Thuế GTGT có tính lãnh thổ, thể hiện đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng
    các hàng hóa dịch vụ trong lãnh thổ một quốc gia.
    -Thuế GTGT có khả năng đem lại số thu ổn định cho Ngân sách nhà nước
    (NSNN). Thuế GTGT phụ thuộc vào mức tiêu dùng xã hội và xu thế xã hội càng
    phát triển thì nguồn thu từ thuế GTGT càng nhiều hơn.
    1.1.1.2. Vai trò của thuế GTGT
    -Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng của NSNN: Thuế GTGT được tính vào
    từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên làm tăng nguồn thu và đảm bảo
    huy động kịp thời cho NSNN. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên
    hóa đơn mua hàng đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi
    đúng doanh thu với giá trị thực của hoạt động mua bán, góp phần hạn chế sự thông
    đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế, do đó giảm thất thu cho NSNN.
    -Thuế GTGT là công cụ điều tiết vĩ mô và vi mô nền kinh tế: Luật quy định
    đánh thuếhoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hay thấp vào các mặt
    hàng cụ thể, thông qua đó mà tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa cung cầu
    trên thị trường, tác động tới việc lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ để sản xuất,
    kinh doanh và tiêu dùng, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô và vi mô nền
    kinh tế.
    -Thuế GTGT khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, góp phần bảo hộ
    sản xuất trong nước. Hàng hóa xuất khẩu được áp dụng thuế suất là 0%, số thuế
    GTGT đầu vào mà DN đã nộp thì sẽ được nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại, đó
    là động lực khuyến khích sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tăng cường sự hợp tác
    thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Thuế GTGT tạo điều kiện
    cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh dễ dàng hơn trên thịtrường quốc tế, mở
    rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giải quyết nhu cầu lao động trong xã hội.
    -Thuế GTGT góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Thái Ninh, Bài giảng Thuế, Trường Đại học Nha Trang.
    2. Báo cáo công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa năm 2009, 2010,
    2011. Báo cáo tổng hợp của các phòng tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa năm
    2009, 2010, 2011
    3. Luật luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
    4. Các Nghị định: Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định
    121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính Phủ về Hướng dẫn thi hành một
    số điều về Luật Thuế GTGT.
    5. Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính về Hướng
    dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT.
    6. Các quyết định: Quyết định số 728/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 của
    Tổng Cục Trưởng Tổng cục thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ của các
    phòng Cục Thuế các tỉnh , thành phố; Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17 tháng
    5 năm 2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược cải cách
    hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.
    7. Các trang web:
    -Trang web Tổng cục thuế : www.gdt.gov.vn, Trang web Cục thuế Tỉnh
    Khánh Hòa: khanhhoa.gtd.gov.vn
    -Báo điện tử Dân trí: www.dantri.com.vn, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
    www.dddn.com.vn, Báo Khánh Hòa điện tử www.baokhanhhoa.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...