Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến gi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giao thông vận tải thuỷ nội địa là một trong những lĩnh vực rất quan trọng của giao thông vận tải, góp phần phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
    Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài trên 1.700 km gồm 324 tuyến sông, kênh, rạch lớn nhỏ với 06 cảng sông, 07 bến tàu khách và tàu du lịch, hàng ngàn bến bãi, kho hàng, hàng ngàn phương tiện vận tải thuỷ thường xuyên hoạt động.
    Điều kiện tự nhiên của hệ thống sông, kênh, rạch thành phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi cho việc khai thác kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ. Do vậy vận tải thuỷ trở thành một trong những ngành kinh tế huyết mạch góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và của cả khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa bàn gây án, địa bàn tiêu thụ và địa bàn ẩn náu của các loại tội phạm lợi dụng tuyến đường thuỷ để hoạt động. Thời gian qua nổi lên là tình hình buôn lậu xăng dầu, kim khí điện máy, vận chuyển hàng cấm (thuốc lá ngoại); tình hình các băng, ổ, nhóm sử dụng phương tiện ghe, xuồng để trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt tài sản trên tàu, ghe, ở các cảng sông, kho hàng và nhà dân sống ven sông. Hoạt động của các loại tội phạm đa dạng, phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hoạt động lưu động liên tuyến, liên tỉnh.
    Trong những năm vừa qua, nhất là từ năm 2002 trở lại đây, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực tổ chức điều tra, khám phá và xử lý kịp thời nhiều vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Song qua nghiên cứu nhận thấy hoạt động điều tra khám phá các vụ án này gặp nhiều khó khăn, hiệu quả điều tra khám phá thấp, tỷ lệ điều tra khám phá chưa cao. Chính vì vậy mà hoạt động của tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông này vẫn không giảm, thậm chí còn có một số tội phạm tiếp tục phát triển, gây ra thiệt hại ngày càng lớn cho các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp và nhân dân ở trong vùng, một số vụ đã gây hoang mang lo sợ, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình hình này đã tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nư¬ớc ta nói chung.
    Từ những lý do trên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một đòi hỏi hết sức cấp bách nhằm góp phần đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và của cả nư¬ớc. Từ tr¬ước đến nay, mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống theo góc độ điều tra tội phạm về công tác điều tra các tội phạm xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...