Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

    A. MỞ ĐẦU

    Trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá của đời sống kinh tế thế giới hướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH, hướng mạnh vào xuất khẩu.

    Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thuỷ sản, khoáng sản, nhiên liêụ và hàng dệt may) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm cả ô tô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm .
    Việt Nam là một nước có chiều dài bờ biển là 3260 km, có 112 cửa sông với 2 vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông rất phong phú và đa dạng về các loại thuỷ sản có giá trị cao, .đó là ưu thế để phát triển việc sản xuất và khai thác thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Việc tìm hiểu và đưa ngành thuỷ sản hoà nhập vào thị trường thuỷ sản thế giới càng trở lên cấp thiết, hơn nữa muốn thực hiện được chiến lược kinh tế vạch ra đến năm 2010 là chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, chúng ta phải bắt đầu từ những thế mạnh căn bản của mình mà thuỷ sản lại được coi là mặt hàng chủ lực có tiềm năng nằm trong 3 chương trình kinh tế lớn của Việt Nam là lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
    Việc phân tích, đánh giá tổng quan tình hình thuỷ sản có vai trò quan trọng không chỉ đối với một mà của tất cả các quốc gia, có như vậy từng quốc gia mới có thể đảm bảo kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng một cách có hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi cho tương lai, đồng thời nắm rõ xu hướng phát triển, để có định hướng phù hợp với điều kiện của nước mình .
    Nhận thức thực tiễn được tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới trong sự phát triển chung của ngành thuỷ sản và nền kinh tế đất nước, em đã quyết định chọn đề tài:
    Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam”

    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Mục đích nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp em củng cố, bổ sung mở rộng kiến thức thực tế, vận dụng những lý thuyết đã học vào việc giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế – xã hội. Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này em đã phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành Thuỷ sản, hoạt động xuất khẩu Thuỷ sản trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới

    ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Bài viết nghiên cứu hoạt động của ngành thuỷ sản Việt Nam, qua đó đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, công nghiệp chế biến cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh mà ngành thuỷ sản mang lại cho đất nước trong những năm vừa qua.
    Để hoàn thành tốt bài viết này, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích kinh tế sau:
    Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, Phương pháp lô gíc, Phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp.

    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương I: Những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
    Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua.
    Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới.

    Vì đây là một đề tài khó do tính biến động của mặt hàng Thuỷ sản, sản xuất phụ thuộc vào sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, môi trường. Vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: THS Nguyễn Lệ Hằng đã tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành luận văn của mình.

    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU 1

    Chương I: những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt nam 4
    I.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM 4
    1.Khái niệm về ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 4
    2. Đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh thuỷ sản 6
    3. Vai trò của ngành xuất khẩu thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 8
    3.1. Đối với phát triển kinh tế ngành 8
    3.2. Đối với phát triển nền kinh tế quốc dân. 9
    II. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 12
    1. Các nhân tố từ phía trong nước 12
    1.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu Thuỷ sản 12
    1.2. Môi trường kinh tế và khoa học công nghệ. 16
    1.3.Môi trường chính trị và luật pháp 17
    1.4. Môi trường địa lý và sơ sở hậu cần nghề cá 18
    2. Các nhân tố từ phía môi trường quốc tế 19
    2.1. Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của thị trường thế giới 19
    2.2.Môi trường văn hoá xã hội của các nước nhập khẩu thuỷ sản. 21
    III. Thị trường thuỷ sản thế giới và các vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản. 21
    1.Đặc điểm ngành thuỷ sản thế giới 21
    2. Tình hình buôn bán tiêu thụ thuỷ sản trong thời gian qua 23
    3. Những vấn đề có liên quan đến Việt Nam 29

    Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua 32
    I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam 32
    1. Tiềm năng thuỷ sản. 33
    2. Sơ lược về tình trạng sản xuất thuỷ sản thời gian qua. 36
    2.1. Tình hình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua 36
    2.2 Ngành công nghiệp chế biến. 43
    II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 46
    1.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 46
    2. Mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 49
    3.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 52
    4. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam. 59
    III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian
    qua 68
    1. Những kết quả đạt được từ hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 68
    1.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu: 68
    1.2. Sản phẩm xuất khẩu 69
    1.3. Thị trường xuất khẩu 69
    1.4. Giá cả và chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. 70
    2. Những mặt còn tồn tại trong xuất khẩu thuỷ sản 71
    2.1.Mức độ chiếm lĩnh thị trường nước ngoài còn rất hạn chế. 71
    2.2.Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chưa hợp lý. 72
    2.3.Chất lượng sản phẩm Thuỷ sản xuất khẩu còn thấp. 72
    2.4. Cung cấp nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo số lượng và chất lượng. 73
    2.5. Giá cả sản phẩm xuất khẩu thấp hơn so với các nước khác. 74
    2.6. Nguy cơ từ việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản 74
    3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam. 75
    3.1. Thiếu sự điều hành quản lý giữa các khâu sản xuất – chế biến – xuất khẩu. 75
    2.2. Trình độ công nghệ hiện tại còn thấp do vốn đầu tư ít. 76
    3.3.Thiếu sự hỗ trợ về tài chính từ phía Nhà Nước. 76

    Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 78
    I. Mục tiêu và định hướng phát triển thuỷ sản 78
    1. Những căn cứ xác định mục tiêu. 78
    1.1. Những quan điểm cơ bản để phát triển xuất khẩu thuỷ sản. 78
    1.2 Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 79
    1.3 Xu hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản thế giới. 83
    2. Mục tiêu phát triển XK thuỷ sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 84
    2.1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 84
    2.2. Định hướng đến năm 2020 87
    II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam trong thời gian tới 88
    1. Hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản 88
    2.Một số giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới 88
    2.1.Giải pháp thị trường: 89
    2.2. Cải tiến chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 90
    2.3. Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến thuỷ sản xuất khẩu 94
    2.4. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản 96
    2.5. Đẩy mạnh quản lý thương mại nguyên liệu Thuỷ sản. 99
    2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ 100
    2.7. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản. 101
    2.8. Một số giải pháp tín dụng khuyến khích xuất khẩu thủy sản 102
    2.9. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý ngành 104

    C. KẾT LUẬN 106

    TàI liệu tham khảo 108
     
Đang tải...