Chuyên Đề thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​
    MỞ ĐẦU .3
    PHẦN I.
    HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 5
    1.1. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trước thời kỳ đổi mới .5
    1.2. Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động ngân hàng từ 1986 đến nay .6
    1.2.1. Cải cách hệ thống ngân hàng giai đoạn 1987 – 1990 7
    1.2.2. Đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 – 1997 .10
    1.2.3. Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1998 đến nay 12
    PHẦN II.
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 15
    2.1. Hoạt động của ngân hàng trước đổi mới 15
    2.1.1. Chức năng của ngân hàng 15
    2.1.2. Phạm vi hoạt động của ngân hàng .15
    2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại thời kỳ đổi mới .17
    2.2.1. Giai đoạn 1987 – 1990 .17
    2.2.2. Giai đoạn 1990 – 1999 .18
    2.2.3. Giai đoạn 2000 – 2005 21
    PHẦN III.
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 40
    3.1. Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 40
    3.1.1. Mục tiêu phát triển ngân hàng nhà nước Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 40
    3.1.2. Mục tiêu phát triển của các tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 .41
    3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam .44
    3.1.4. Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm 2010 44
    3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới 45
    3.2.1. Giải pháp từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước .45
    3.2.2. Giải pháp trong nội bộ các ngân hàng 47
    KẾT LUẬN .54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55



     
     

    MỞ ​ĐẦU​
    Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là khu vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng, vì vậy khu vực này được chính phủ các nước quan tâm đặc biệt, và là một trong những ngành được giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng tại các nước này thường bị chỉ trích mạnh mẽ đó là thiếu sức cạnh tranh và còn thụ động trong hoạt động. Ngoài ra, cơ chế và bộ máy quan liêu ở những nước phát triển cũng làm cho hoạt động của các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế. Kỹ năng quản trị ngân hàng còn nhiều yếu kém làm cho ngân hàng thương mại không đạt được hiệu quả chi phí, ví dụ các khoản vay không có khả năng thu hồi đã làm tăng chi phí và dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
    Hơn 20 năm qua, nhờ có đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế cao và dần dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và công nghiệp hoá, thu được nhiều thành tựu to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo, ổn định nâng cao đời sống nhân dân. Cũng nhờ chính sách đổi mới kinh tế trong 20 năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi to lớn và Việt Nam đã xây dựng được các cơ sở quan trọng về tiền tệ và hệ thống ngân hàng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường.
    Hiện nay trong quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Việt Nam đã đạt được nhiều thay đổi trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức. Để có thể xây dựng được một hệ thống ngân hàng hiện đại có đủ năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, chúng ta cần đánh gía lại hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua một cách khách quan. Qua đó giúp chúng ta nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam điểm mạnh là gì và điểm yếu là gì? Có như vậy mới giúp ta hoạch định chính sách cũng như quản trị ngân hàng thương mại trở nên có hiệu quả hơn và nhờ đó mà nâng cao hoạt động ngân hàng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
    Xuất phát từ chính những yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của chuyên đề là: "thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm mục tiêu đánh giá tổng quan hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua trên các khía cạnh về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, tiến bộ công nghệ, cơ chế và thể chế cũng như trình độ của nguồn nhân lực Qua đó đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Như vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu kết cấu của chuyên đề được chia làm ba phần:
    Phần I. Hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    Phần II. Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    Phần III. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...