Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Công tác quản lý nhân khẩu hộ khẩu thực chất là việc quản lí con người về cư trú; đi lại; và làm việc từ khi sinh ra đến khi chết đi. Đó là một trong những biện pháp quan trọng của nhà nước để quản lí xã hội. Đăng kí quản lý nhân khẩu hộ khẩu phải xuất phát từ thực tiễn việc cư trú, đi lại, làm việc của con người trong xã hội mà đề ra các nội dung, biện pháp quản lí cho phù hợp với yêu cầu quản lí xã hội của nhà nước ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội khác nhau nhằm đưa trật tự kỷ cương xã hội vào nề nếp.
    Hiện nay do chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường nên số người từ các tỉnh về cư trú, làm ăn sinh sống tại các thành phố, thị xã ngày một tăng. Số người đăng kí hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng lại làm ăn sinh sống ở nơi khác có chiều hướng tăng nhanh. Việc đó gây không ít khó khăn cho công tác quản lí xã hội của nhà nước nói chung và công tác giữ gìn an ninh trật tự nói riêng. Trong khi đó điều lệ đăng kí quản lý nhân khẩu hộ khẩu của nhà nước ta được ban hành từ năm 1964 đến nay tuy đã nhiều lần bổ sung sửa đổi xong vẫn chưa phù hợp với tình hình hiện nay, gây nhiều khó khăn lúng túng, phiền hà cho không chỉ lực lượng chuyên trách làm công tác quản lí nhân khẩu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Để giúp cho bản thân không ngừng nâng cao trình độ lí luận và rèn luyện cho mình có một kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng lí luận và những kiến thức đã được trang bị vào thực tiễn công tác quản lí nhân khẩu hộ khẩu. Đồng thời để làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, biết tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế vướng mắc giúp địa phương nâng cao hiêu quả công tác đăng kí quản lí nhân khẩu hộ khẩu trong tình hình mới. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của cảnh sát QLHC về TTXH".

    3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
    * Phạm vi đối tượng bị tác động điều chỉnh: Bao gồm những đối tượng bị tác động điều chỉnh bởi điều lệ đăng kí nhân khẩu hộ khẩu. Bao gồm:
    - Những nhân khẩu thuộc diện KT2: là những người đăng kí hộ khẩu thường trú ở nơi này nhưng thường xuyên cư trú sinh hoạt ở nơi khác trong cùng một tỉnh hoặc thành phố thuộc trung ương nhưng không cùng quận, huyện hoặc thị xã thuộc tỉnh.
    - Những nhân khẩu hộ khẩu thuộc diện KT3: Là những nhân khẩu hộ khẩu đã cắt hộ khẩu thường trú ở nơi cũ đi đến nơi ở mới hoặc những người đã cắt hộ khẩu ở nơi cũ chuyển đi nơi khác nay quay trở về mà chưa được đăng kí hộ khẩu thường trú trở lại.
    - Nhân khẩu thuộc diện KT4: Là những nhân khẩu hộ khẩu từ các tỉnh khác đến thành phố, thị xã làm thuê theo thời vụ. Hoặc học sinh, sinh viên đến học nghề tại các cơ sở doanh nghiệp thuộc tư nhân quản lí hoặc nhà nước quản lí mà không ở tập trung trong kí túc xá.
    * Hoạt động chức năng của lực lượng cảnh sát quản lí hành chính về an ninh trật tự làm công tác quản lí nhân khẩu hộ khẩu bao gồm: Hoạt động chức năng của cảnh sát khu vực, cảnh sát phụ trách xã và hoạt động chỉ huy lãnh đạo, kiểm ra giám sát của công an các cấp về quản lí nhân khẩu hộ khẩu.
    4. Phạm vi địa bàn và thời gian nghiên cứu
    Phạm vi địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Từ Liêm - Hà Nội, thời gian từ năm 2004-2006.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài nhiệm vụ đặ ra là: Khảo sát nghiên cứu tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác đăng kí quản lí nhân khẩu hộ khẩu tại địa bàn; khảo sát tình hình các loại nhân khẩu hộ khẩu chưa đăng kí thường trú tại địa bàn huyện Từ Liêm; các biện pháp công tác quản lí nhân khẩu hộ khẩu của công an phường; phân tích những thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân của những thiếu sót tồn tại đó. Từ đó đề xuất một số kiến nghị để quản lí chặt chẽ nhân khẩu hộ khẩu thực tế cư trú tại địa bàn.
    6. Phương pháp luận
    Quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng chủ yếu đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quan điểm nghiệp vụ của ngành, lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin như: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lí luận về xã hội học . nhằm rút ra kết luận cần thiết phục vụ nghiên cứu đề tài.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Quá trình nghiên cứu đề tài bản thân sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp thống kê, phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp toạ đàm trao đổi kinh nghiệm,phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp qui nạp diễn giải và trực tiếp điều tra quản lí nhân khẩu hộ khẩu thực tế cư trú tại địa bàn. Trên cơ sở đó để phân tích đánh giá rút ra các kết luận cần thiết cho đề tài.
    8. Các luận điểm đưa ra
    Nghiên cứu đề tài chúng tôi đưa ra một số luận điểm sau:
    - Các kết luận về tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác đăng kí quản lí nhân khẩu hộ khẩu thực tế cư trú chưa đăng kí hộ khẩu thường trú tại địa bàn.
    - Các lực lượng và biện pháp quản lí các loại nhân khẩu hộ khẩu thực tế tại địa bàn.
    - Các giải pháp cần tiến hành để quản lí chặt chẽ các loại nhân khẩu hộ khẩu nói chung.
    9. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
    Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa rất to lớn đối với công an địa phương trong quá trình sử dụng lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ để quản lí nhân khẩu hộ khẩu thực tế cư trú tại địa bàn nhưng chưa đăng kí hộ khẩu thường trú về lâu dài. Mặt khác nó còn có ý nghĩa thiết thực đến việc bổ sung điều chỉnh nội dung cho môn học quản lí nhân khẩu hộ khẩu tại trường đại học cảnh sát nhân dân. Đồng thời góp phần tích cực đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học cảnh sát nhân dân trên lĩnh vực này.
    10. Cấu trúc của chuyên đề
    Chuyên đề bao gồm các phần như sau:
    Phần mở đầu
    Phần nội dung: gồm 3 chương:
    Chương I: Nhận thức cơ bản về đăng ký, quản lý hộ nhân khẩu thực tế nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu
    Chương II: Thực trạng nhân khẩu cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu và các biện pháp giải quyết của lực lượng CSQLHC về TTXH trên địa bàn huyện Từ Liêm.
    Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH.





    MỤC LỤC
    Mở đầu. 1
    Chương I: Nhận thức cơ bản về đăng ký, quản lý hộ nhân khẩu thực tế nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu. 5
    1.1. Nhận thức chung về quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 5
    1.1.1. Khái niệm, vai trò của quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 5
    1.1.2. Phạm vi đối tượng, nội dung phương pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 8
    1.1.2.1. Phạm vi đối tượng điều chỉnh. 8
    1.1.2.2. Nội dung công tác đăng ký quản lý hộ khẩu. 10
    1.1.2.3. Phương pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 12
    1.2. Chủ thể, phân công, phân cấp và công tác chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 13
    1.2.1. Các chủ thể tiến hành quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 13
    1.2.2. Sự phân công, phân cấp và công tác chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH 14
    1.2.2.1. Về việc phân cấp trong quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 14
    1.2.2.2. Về công tác chỉ huy, chỉ đạo thực hiện quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 16
    1.3 Cơ sở pháp lý để giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đủ điều kiện để đăng ký hộ khẩu. 17
    1.3.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. 17
    1.3.2 Giải quyết đối với người đang cư trú nhưng chưa đủ điều kiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú. 18
    Chương 2: Thực trạng nhân khẩu cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu và các biện pháp giải quyết của lực lượng CSQLHC về TTXH trên địa bàn huyện Từ liêm 22
    2.1 Tình hình đặc điểm có liên quan. 22
    2.1.1 Tình hình địa lý, dân cư, kinh tế xã hội 22
    2.2. Thực trạng tình hình nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH 25
    2.2.1 Thực trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu 25
    2.2.2. Tình hình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương của nhân khẩu cư trú chưa đăng ký hộ khẩu tại địa bàn Huyện Từ Liêm 37
    2.3. Các biện pháp quản lý nhân khẩu thực tế cư trú chưa được đăng ký hộ khẩu của CSQLHC về TTXH 39
    2.3.1. Chỉ đạo chung. 39
    2.3.2. Một số biện pháp. 40
    2.3.2.1 Điều tra cơ bản, thống kê lập danh sách, nắm tình hình thực trạng nhân khẩu thực tế cư trú chưa đăng ký hộ khẩu trong địa bàn phụ trách. 40
    2.3.2.2 Cảnh sát khu vực phân loại về nhân khẩu và phân loại theo dạng cư trú đối với nhân khẩu cư trú chưa hợp pháp tại địa bàn. 43
    2.3.2.3. Tổ chức kiểm tra xử lý vi phạm điều lệ đăng ký quản lý nhân khẩu hộ khẩu 45
    2.4. Nhận xét, đánh giá. 46
    2.4.1. Ưu điểm 46
    2.4.2 Hạn chế. 48
    2.4.3. Nguyên nhân tồn tại 49
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH 50
    3.1. Dự báo tình hình. 50
    3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý. 50
    3.2.1 Bổ sung hoàn thiện những quy định của pháp luật về tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH 50
    3.2.2. Lựa chọn đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hộ khẩu nhân khẩu thực hiện có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức uy tính đáp ứng yêu cầu ở địa bàn; Tăng cường dầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phương tiện hồ sơ biểu mẫu phục vụ công tác quản lý hộ khẩu nhân khẩu. 52
    3.2.3. Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an Huyện Từ Liêm cần tăng cường các biện pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu trong những năm tiếp theo; đa dạng hoá các hình thức kiểm tra giáo dục; xử lý vi phạm trong quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 55
    3.2.4. Phối kế hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng nòng cốt để nắm tình hình các loại nhân khẩu trong việc thực hiện chính sách pháp luật phục vụ cho công tác quản lý 58
    3.2.5. Tăng cường các biện pháp kiểm tra tạm trú, tạm vắng trong các thời gian địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự. 59
    Kết luận. 62
    Danh mục tài liệu tham khảo. 63
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...