Báo Cáo Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở trong quá trình thực thi chính

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Thực trạng và giải pháp nâng cao
    hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở
    trong quá trình thực thi chính sách
    tiền tệ tại Việt Nam





    ?Lời nói đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chính sách tiền tệ (CSTT) luôn đóng một vai trò quan trọng trong chính
    sách vĩ mô nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế. Chính sách tiền tệ càng trở nên
    quan trọng và nhạy cảm khi giá cả và lãi suất có diễn biến phức tạp. Đặc biệt
    trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thiên tai, dịch bệnh
    và tác động của giá cả trên thị trường thế giới nên chỉ số giá cả trong nước có
    những biến động bất thường. Năm 2000, chỉ số lạm phát là -0,6% nhưng năm 2004
    lên tới 9,5%, con số này là cao hơn nhiều và có sự đột biến so với 10 năm trở lại
    đây. Trước tình hình như vậy, việc sử dụng một cách thực sự có hiệu quả các công
    cụ của CSTT để kiểm soát lạm phát là rất quan trọng và cấp thiết. Trong các công
    cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ như thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ
    dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, thì nghiệp vụ thị trường mở ngày càng
    chứng tỏ là công cụ có vai trò to lớn để ổn định thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm
    phát, điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và đảm bảo khả năng thanh
    toán.
    Nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN)
    chính thức thực hiện từ 7/2000 sau một giai đoạn chuẩn bị lâu dài với sự tham
    khảo kinh nghiệm vận hành thị trường mở của các nước trên thế giới. Trong 5 năm
    qua, nghiệp vụ thị trường mở đã được tiến hành thường xuyên và đóng góp lớn
    trong việc điều tiết lượng cung tiền cho nền kinh tế. Thông qua nghiệp vụ thị
    trường mở, NHNNVN đã cung ứng hàng chục nghìn tỷ đồng cho các tổ chức tín
    dụng vào những lúc căng thẳng, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, giảm rủi ro
    thị trường và rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thương mại.
    Tuy nhiên, để nghiệp vụ thị trường mở thực sự phát huy hiệu quả, góp phần
    thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, Việt Nam cần tiến hành một số biện
    pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn còn tồn tại (số phiên giao dịch ít, chỉ có một
    vài thành viên tham gia, hàng hoá còn đơn điệu về chủng loại và thời hạn, việc chỉ
    đạo lãi suất và khối lượng tại các phiên đấu thầu lãi suất chưa thật sự linh hoạt, cơ
    sở pháp lý chưa thực sự hoàn thiện ). Vì thế, việc nghiên cứu nghiệp vụ thị trường




    mở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của công cụ này là cần
    thiết, do vậy nhóm nghiên cứu chúng em đã chọn đề tài:
    Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở trong
    quá trình thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam ”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nghiệp vụ thị trường
    mở và vai trò của nó trong quá trình thực thi CSTT của Việt Nam, đề tài
    tập trung phân tích thực trạng của công cụ này trong giai đoạn từ tháng
    07/2000 đến 07/2005, và đề xuất một số giải pháp cơ bản ở tầm vĩ mô và vi
    mô nhằm hoàn thiện hoạt động TTM ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là hoạt động, tổ chức của thị trường mở ở Việt
    Nam như khối lượng giao dịch, dịnh kỳ giao dịch, kì hạn giao dịch, thủ tục
    giao dịch, hàng hoá giao dịch, thành viên tham gia
    Phạm vi nghiên cứu: là nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng Nhà
    nước Việt Nam thực hiện từ lúc ra đời cho đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: duy vật
    biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu,
    thống kê, phỏng vấn chuyên gia, sử dụng số liệu thực tế để luận giải, chứng minh.
    5. Kết cấu đề tài
    Bên cạnh phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm ba chương:
    Chương I: Lý luận chung về thị trường mở và nghiệp vụ thị trường mở.
    Chương II: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại Việt
    Nam
    Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở
    tại Việt Nam.





    ?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...