Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSLĐ tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSLĐ tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin

    Lời mở đầu
    ​ Trong nền kinh tế thị trường, ta thấy có nhiều chủ thể kinh tế khác nhau cùng tham gia vào các quá trình kinh tế, họ đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ kinh tế trước pháp luật. Trong khi các doanh nghiệp không thể tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh mà không cần đến các quan hệ kinh tế – tài chính với các chủ thể khác, cũng dễ hiểu khi tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp cũng là mối quan tâm không chỉ mình doanh nghiệp đó mà còn là mối quan tâm của các đối tác của doanh nghiệp như chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà cung ứng, khách hàng v.v . Mỗi đối tượng cần những thông tin về doanh nghiệp dưới góc độ khác nhau để có thể đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra khi thiết lập quan hệ với doanh nghiệp. Nhưng tựu chung lại, vấn đề quan tâm hàng đầu của họ chính là khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó.
    Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên phổ biến với mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, ở nước ta sách được xuất bản tràn lan làm rối loạn thị trường sách. Với thị trường khắc nghiệt, thị hiếu quần chúng đa dạng, hay thay đổi, khó nắm bắt như vậy nhưng Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin luôn đứng vững và là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi. Bởi vì xuất bản phẩm của Nhà xuất bản đảm bảo được giá trị nội dung, hình thức, sách quý, hay, đẹp, văn hoá phẩm độc đáo, hợp thị hiếu, hình thành các tủ sách đặc trưng có giá trị, có tiếng vang cả trong và ngoài nước.
    Để tồn tại và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh phải luôn nắm bắt các quy luật kinh doanh để vượt qua các đối thủ cạnh tranh để chiến lĩnh một phần hoặc toàn bộ thị trường thì mới đững vững được. Để có khả năng cạnh tranh mạnh có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng đồng thời các biện pháp cạnh tranh hưũ hiệu. Một trong các yếu tố đó là duy trì và nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng một cơ cấu tài sản lưu động(TSLĐ) hợp lý. Vì vậy quản lý TSLĐ có hiệu quả là một vấn đề quan trọng của quản lý doanh nghiệp nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong cuộc kinh doanh của mình.
    Từ nhận thức của bản thân và thực tiễn hoạt động của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin em đã chọn phân tích “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSLĐ tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin. Với hy vọng sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tế tại NXB Văn hoá - Thông tin để đóng góp một số ý kiến cho hoạt động của NXB trong thời gian tới.

    Kết luận
    ​ Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường của nước ta hiện nay, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo và thận trọng trong kinh doanh. Thêm vào đó, các doanh nghiệp còn phải nắm chắc tình hình của mình nói chung, tình hình tài chính nói riêng. Trong đó, doanh nghiệp luôn tạo được sự ổn địh trong hoạt động thanh toán và khả năng thanh toán là vô cùng quan trọng, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
    Công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động không phải là điều mới mẻ nhưng đây là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay, đang được trao đổi, tranh luận và tìm các biện pháp hữu hiệu để thực hiện.
    Qua thời gian nghiên cứu phân tích tình hình hoạt động tại Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, với đề tài đã lựa chọn, em đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu tình hình quản lý tài sản lưu động của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin với mong muốn mở mang trình độ cũng như sự hiểu biết của bản thân. Với khoảng thời gian và kiến thức có hạn trong khuôn khổ một báo cáo quản lý chung, bài viết không thể không có những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô.
    Một lần nữa,với sự giúp đỡ mà em đã có được, em xin trân trọng cám ơn cô giáo Phạm Thị Lụa, các thầy cô trường CĐ: kinh tế-kỹ thuật- công nghiệp I và các cán bộ của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin đã giúp em hoàn thành bài viết này.
     
Đang tải...