Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/9/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Lời Nói Đầu

    Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỉ mới, con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới. Sự hội nhập đó đã khép lại một thời kì kinh tế tự cung tự cấp, phát triển chậm chạp và lạc hậu. Nhìn lại những năm qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời sống xã hội. Trong đó không thể không kể đén vai trò của các Ngân hàng Thương mại, với tư cách là nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu tư. Phải khẳng định rằng để đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước nhằm tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước khác, trong khi xuất phát điểm của chúng ta lại thấp hơn họ nhiều, đòi hỏi chúng ta phải có sự ưu tiên về đầu tư chiều sâu không những vào các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức kinh tế mà còn cần đi sâu khai thác các tiềm năng trong cá nhân và hộ sản xuất.
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Ngân hàng thương mại cổ phần. Trong thời kì hội nhập ngày nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ngày càng phát triển toàn diện đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Để củng cố và nâng cao vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế của thời kì hội nhập ( khi Việt Nam ra nhập WTO ). Đòi hỏi tập thể lãnh đạo Ngân hàng và người cán bộ Ngân hàng phải không ngừng học hỏi nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu các vấn đề về kinh tế, chính trị xã hội của Thế Giới để đáp ứng yêu cầu, nhiêm vụ. Với sự ra đời của nhiều loại hình kinh tế khác, lúc này kinh tế hộ sản xuất mới khẳng định được vị trí của mình. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất đã mang lại những kết quả to lớn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng. Một thành tựu phải kể đến là nước ta từ một nước phải nhập khẩu lương thực, giờ đây Việt Nam đã trở thành một trong ba nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất Thế Giới. Trong tình hình thực tế hiện nay hộ sản xuất là kinh tế hộ chủ yếu cung cấp các sản phẩm tiêu dùng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, do đó phát triển kinh tế hộ sản xuất là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn phát triển kinh tế trước mắt.
    Đan Phượng là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội, phần lớn dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, ngoài ra cũng có nhiều ngành nghề khác mang lại thu nhập cao. Theo định hướng NHNo&PTNT huyện Đan Phượng đã bám sát các nghị quyết của Đảng bộ huyện, chủ động đầu tư vốn, góp phần triển khai thành công các chương trình phát triển kinh tế tại địa phương. Từ những nguồn vốn huy động được NHNo&PTNT huyện Đan Phượng đã đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, các hộ gia đình sản xuất phát triển, đời sống nhân dân trong khu vực được cải thiện. Với những điều kiện đã nêu, cùng với lý thuyết đã được học tại trường và qua quá trình thực tập tại phòng giao dịch Tân Hội - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đan Phượng em đã lựa chon đề tài : “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng giao dịch Tân Hội huyện Đan Phượng
    Kết cấu đề tài, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính được chia làm 3 phần như sau :
    Chương I : Những vấn đề lý luận chung về chất lượng tín dụng đối với Hộ sản xuất.
    Chương II : Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - phòng giao dịch Tân Hội huyện Đan Phượng.
    Chương III : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - phòng giao dịch Tân Hội huyện Đan Phượng.
    Để hoàn thành được bài viết này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hoàng THị Bích Ngọc – giáo viên khoa kinh tế, tổ môn Ngân hàng cùng các thày cô giáo bộ môn nghiệp vụ Ngân hàng và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ phòng tín dụng, Ban lãnh đạo của phòng giao dịch Tân Hội - NHNo&PTNT huyện Đan Phượng.
    Em xin chân thành cảm ơn thày cô giáo và các cô chú, anh chị tại đơn vị thực tập trong suốt thời gian qua đã giúp em hoàn thiện bài viết này

    Mục lục
    Lời Nói Đầu 1
    Chương I 3
    Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Chất Lượng Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất 3
    1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với các hộ sản xuất của NHTM trong nền kinh tế. 3
    1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Tín dụng Ngân Hàng. 3
    1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng. 5
    1.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng. 6
    1.1.4. Các loại hình thức tín dụng. 6
    1.2. Ngân hàng Thương mại và hoạt động của Ngân hàng Thương mại. 8
    1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 8
    1.2.2. Hoạt động của NHTM . 11
    1.2.3. Vai trò của Ngân hàng. 14
    1.3. Hộ sản xuất và tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất. 16
    1.3.1. Khái niệm hộ sản xuất. 16
    1.3.2. Đặc điểm của nền kinh tế hộ sản xuất. 16
    1.3.3. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. 17
    1.3.4. Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất. 19
    1.3.5. Quy trình tín dụng trong cho vay Hộ sản xuất. 21
    1.3.6. Vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất. 22
    1.4. Chất lượng hoạt động tín dụng đối với các hộ sản xuất của các NHTM 25
    1.4.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng. 25
    1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. 25
    1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. 27
    Chương II 30
    Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Đối Với Các Hộ Sản Xuất Tại phòng giao dịch tân hội Ngân Hàng NN&PTNT huyện Đan Phượng Hà Nội 30
    2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn phòng giao dịch Tân Hội chi nhánh huyện Đan Phượng. 30
    2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi Nhánh. 30
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đan Phượng - Hà Nội: 31
    2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đan Phượng Hà Nội. 35
    2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đan Phượng: 42
    2.2.1. Một số quy định chi phối hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đan Phượng: 42
    2.2.2. Thực trạng quản lý tín dụng đối với Hộ sản xuất tại phòng giao dịch Tân Hội NHNo&PTNT huyện Đan Phượng. 45
    2.3. ý kiến khách hàng về chất lượng tín dụng đối với Hộ sản xuất tại phòng giao dịch Tân Hội NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đan Phượng. 51
    2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với các Hộ sản xuất tại phòng giao dịch Tân Hội NHNo&PTNT huyện Đan Phượng. 53
    2.4.1. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với Hộ sản xuất theo các chỉ tiêu: 53
    2.4.2. Những kết quả đạt được. 56
    2.4.3. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. 59
    Chương III 63
    Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Hộ Sản Xuất Tại phòng giao dịch Tân Hội Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Đan Phượng Hà Nội. 63
    3.1. Phương hướng hoạt động chung và phương hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Đan Phượng. 63
    3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng trong năm 2011. 63
    3.1.2. Mục tiêu của phòng giao dịch Tân Hội NHNo&PTNT huyện Đan Phượng. 63
    3.1.3. Định hướng phát triển của phòng giao dịch Tân Hội NHNo&PTNT huyện Đan Phượng trong năm 2011. 63
    3.2. Nhận xét về hoạt động tín dụng đối với Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đan Phượng. 65
    3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tín dụng đối với Hộ sản xuất của phòng giao dịch Tân Hội NHNo&PTNT huyện Đan Phượng. 67
    3.3.1. Lập kế hoạch thu hút khách hàng. 67
    3.3.2. Tăng cường huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. 68
    3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, giám sát và xử lý nợ. 70
    3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 74
    3.3.5. Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa rủi ro. 75
    3.3.6. Phòng giao dịch Tân Hội Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Đan Phượng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cấp chính quyền địa phương. 76
    3.3.7. Giải pháp về màng lưới, bố trí cán bộ. 76
    3.3.8. Đơn giản hóa các thủ tục nhận tiền gửi cho tới các thủ tục cho vay. 77
    3.3.9 áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. 78
    3.3.10. Đổi mới công nghệ Ngân hàng. 78
    3.3.11. Tăng cường công tác thông tin quảng cáo. 79
    3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước và Chính Quyền địa phương. 80
    3.4.1. Đối với Nhà Nước. 80
    3.4.2. Đối với NHNN Việt Nam. 83
    3.4.3. Đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 84
    3.4.4. Đối với phòng giao dịch Tân Hội - Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Đan Phượng. 84
    3.4.5. Đối với các cơ quan hữu quan khác: 85
    Kết Luận 87
    Tài Liệu Tham Khảo 88
    Danh mục các chữ viết tắt 88
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...