Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng CN &amp HSX tại Argibank Cà Mau

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I Lý do chọn đề tài
    Trong điều kiện hiện nay để hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước mình phát triển. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác nhau, tùy theo hoàn cảnh của mình mà có điểm xuất phát khác nhau. Việt Nam là một nước với hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp nên bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, xuất nhập khẩu thì việc phát triển một nền nông nghiệp vững chắc cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế ổn định. Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống của người dân được nâng cao, xã hội càng tiến bộ, đất nước từng bước theo kịp với sự phát triển của toàn cầu. Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vai trò của các hệ thống Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là hết sức to lớn.
    Theo Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư “ Về chính sách tam nông” đã khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực. Trong đó vai trò của NHNo&PTNT VN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết trên. Tại Cà Mau, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn đã triển khai các hoạt động tín dụng đối với cá nhân và hộ sản xuất, với những chủ trương chính sách nhà nước đã thúc đẩy tín dụng đối với kinh tế hộ. Từ đó NHNo&PTNT đã có nhiều đổi mới trong cơ chế tín dụng, mở rộng mạng lưới Ngân hàng giúp cho bà con nông dân tiếp cận vốn Ngân hàng dễ dàng hơn. Có thể nói hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế Nông nghiệp nông thôn cùng với sự phát triển của NHNo&PTNT của tỉnh Cà Mau nói riêng và của cả nước nói chung.
    Ngoài ra, Tỉnh Cà Mau có ba mặt giáp biển, với chiều dài bờ biển 251,7 km, cùng với hệ thống sông ngòi dầy đặc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và thủy hải sản. Do đó nông dân là bộ phận lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Sau thời gian thực tập, tiếp cận với hoạt động của Ngân Hàng em càng nhận rỏ tầm quan trọng của vấn đề trên nên em đã quyết định thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân và hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh Cà Mau.”
    II Mục tiêu nghiên cứu
    ii.1 Mục tiêu chung.
    Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với cá nhân và hộ sản xuất tại Ngân hàng. Đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với cá nhân và hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Cà Mau.
    ii.2 Mục tiêu cụ thể. Để tài tập trung phân tích những nôi dung sau:
    - Phân tích doanh số cho vay cá nhân và hộ sản xuất phân theo ngành và theo thời hạn. Nhằm thấy được mức tăng giảm của doanh số cho vay qua từng năm như thế nào, từ đó sẽ tìm ra các nguyên nhân cho sự tăng giảm đó để đề xuất giải pháp thích hợp hơn
    - Phân tích doanh số thu nợ cá nhân và hộ sản xuất phân theo ngành và theo thời hạn. Nhằm thấy được mức tăng giảm của doanh số thu nợ qua từng năm, từ đó sẽ đưa ra nguyên nhân cho sự tăng giảm đó để đưa ra giải pháp thích hợp hơn
    - Phân tích dư nợ cho vay cá nhân và hộ sản xuất phân theo ngành và theo thời hạn. Nhằm thấy được dư nợ qua từng năm tăng giảm như thế nào, từ đó tìm ra được nguyên nhân của sự tăng giảm đó để đưa ra giải pháp thích hợp hơn
    - Phân tích dư nợ quá hạn cá nhân và hộ sản xuất theo ngành và theo thời hạn. Nhằm thấy được tình hình nợ quá hạn tồn động qua tình năm tăng giảm như thế nào, từ đó tìm ra được nguyên nhân của sự tăng giảm đó để đưa ra giải pháp thích hợp hơn.
    Trên cơ sở phân tích, rút ra những mặt đạt được và không đạt được cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến những mặt hạn chế đó. Từ đó, đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng để ngân hàng ngày càng vững mạnh và phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...