Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát tri

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    WORD
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 7
    1.1. Khái quát về BIDV Nam Hà Nội. 7
    1.1.1. Quá trình hoạt động và phát triển. 7
    1.1.1.1. Quá trình hình thành 7
    1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức 8
    1.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ 8
    1.1.2. Thực trạng hoạt động huy động và sử dụng vốn tại BIDV Nam Hà Nội 11
    1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 11
    1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 12
    1.1.2.3. Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn 13
    1.2. Thực trạng thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng 14
    1.2.1. Căn cứ để thẩm định dự án 14
    1.2.2. Quy trình thẩm định 15
    1.2.3. Phương pháp thẩm định 17
    1.2.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 17
    1.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu 18
    1.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 18
    1.2.3.4. Phương pháp dự báo 19
    1.2.3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro 19
    1.2.4. Nội dung thẩm định 19
    1.2.4.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 19
    1.2.4.2. Thẩm định nội dung dự án vay vốn 20
    1.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án ở BIDV Nam Hà Nội 31
    1.4. Ứng dụng quy trình thẩm định dự án đầu tư vào thẩm định dự án xin vay xây dựng tòa nhà LILAMA 10 32
    1.4.1. Giới thiệu về dự án: 32
    1.4.2. Giới thiệu về chủ đầu tư: 33
    1.4.3. Nhu cầu của khách hàng: 34
    1.4.4. Thẩm định khách hàng vay vốn 35
    1.4.4.1. Hồ sơ pháp lý: 35
    1.4.4.2. Hồ sơ tài chính, sản xuất kinh doanh: 35
    1.4.4.3. Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng: 35
    1.4.4.4. Công nợ các loại 43
    1.4.4.5. Kết luận về khách hàng: 47
    1.4.5. Thẩm định dự án xây dựng tòa nhá LILAMA 10 48
    1.4.5.1. Giới thiệu dự án: 48
    A. Hồ sơ pháp lý của dự án: 48
    B. Mô tả công trình và các hạng mục đầu tư: 48
    C. Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và cơ cấu nguồn vốn tham gia: 49
    1.4.5.2. Nội dung thẩm định dự án: 49
    A. Mục đích 49
    B. Sự cần thiết đầu tư dự án: 49
    C. Phân tích thị trường 51
    D. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật. 58
    E. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 60
    F. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn 61
    G. Đánh giá về mặt hiệu quả tài chính và phương án trả nợ của dự án: 61
    H. Phân tích độ nhạy của dự án 63
    I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án 63
    K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 64
    1.4.6. Ý kiến trình 64
    1.5. Đánh giá công tác thẩm định dự án trong dự án xin vay xây dựng tòa nhà LILAMA 10 65
    1.5.1. Một số thành tựu đạt được 65
    1.5.2. Những mặt tồn tại 66
    1.6. Đánh giá và nhận xét về chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Nam Hà Nội 68
    1.6.1. Một số thành tựu đã đạt được 68
    1.6.1.1. Về quy trình thẩm định 68
    1.6.1.2. Về cán bộ thẩm định 68
    1.6.1.3. Về phương pháp thẩm định 68
    1.6.1.4. Về thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định 69
    1.6.2. Những mặt tồn tại 70
    1.6.2.1. Về quy trình thẩm định 70
    1.6.2.2. Về phương pháp thẩm định 70
    1.6.2.3. Về nội dung thẩm định dự án 71
    1.6.2.3. Về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án 73
    1.6.2.4. Về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án 73
    1.6.2.6. Về cán bộ thẩm định dự án 75
    1.2.6.8. Về công tác tổ chức hoạt động thẩm định dự án 75
    1.6.3. Nguyên nhân 75
    CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 79
    2.1. Phương hướng phát triển BIDV- chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian tới 79
    2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại BIDV - chi nhánh Nam Hà Nội 81
    2.2.1. Về quy trình thẩm định 81
    2.2.2. Về phương pháp thẩm định 82
    2.2.3. Về nội dung thẩm định dự án vay vốn 83
    2.2.4. Về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án vay vốn 85
    2.2.5. Về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án 85
    2.2.6. Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 87
    2.2.7. Về công tác tổ chức hoạt động thẩm định dự án đầu tư 87
    2.3. Những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội 88
    2.3.1. Khuyến nghị với Nhà nước 88
    2.3.2. Những khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam. 90
    2.3.3. Khuyến nghị đối với BIDV Nam Hà Nội. 91
    2.3.3.1. BIDV Nam Hà Nội cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm dự án. 91
    2.3.3.2. Từng bước đổi mới và hoàn thiện phương thức thẩm định theo hướng đáp ứng nhu cầu thẩm định một cách toàn diện các dự án đầu tư. 92
    2.3.3.3. Tổ chức điều hành công tác thẩm định khoa học, hiệu quả 92
    2.3.3.4. Từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng phân tích dự án đầu tư của các cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại. 93
    2.3.3.5. Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 93
    KẾT LUẬN 95

    LỜI MỞ ĐẦU
    Đầu tư là một hoạt động quan trọng của bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế. Đó là hoạt động bỏ vốn với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Ngày nay, nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện theo dự án. Dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được các cơ hội phát triển. Những công trình thế kỷ của nhân loại trên thế giới luôn là những minh chứng về tầm quan trọng của dự án. Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư.
    Ngân hàng thương mại – một trong những nhà tài trợ chủ yếu cho các dự án đầu tư thì nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu chính là hoạt động cho vay. Cho vay để kiếm được lợi nhuận cũng là cơ sở để các ngân hàng thương mại tiến hàng hoạt động huy động vốn. Nếu không có triển vọng mở rộng cho vay thì các ngân hàng thương mại cũng không dám đẩy mạnh huy động vốn để tránh rủi ro ứ đọng vốn. Do vậy, hoạt động thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, công tác đầu tư cho vay các dự án của các NHTM đạt hiệu quả không cao, Nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu kém, chủ quan trong công tác thẩm định. Hậu quả là nhiều dự án được lựa chọn đầu tư có hiệu quả thấp, không trả được nợ cho ngân hàng, hoặc có khi bỏ qua các cơ hội tốt. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc đổ vỡ tín dụng gây thất thoát của Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nói chung và sự phát triển của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng.
    Trước thực tế đó, đòi hỏi các NHTM không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phất triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển nền kinh tế.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội, em đã chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề của em có những nội dung chính sau:
    - Chương I: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội
    - Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội
    Do trình độ và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong sự góp ý từ phía các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện kiến thức cũng như chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Ái Liên cùng toàn bộ tập thể cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...