Luận Văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngân hàng là một trong những phát minh lớn trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại, ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, dẫn dắt và thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa đạt được những bước tiến vững chắc. Chính vì thế mà cho đến ngày hôm nay, hoạt động Ngân hàng luôn được đặc biệt quan tâm không ngừng đẩy mạnh, trong đó tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu, chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản Có của Ngân hàng.
    Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, đồng hành cùng với các Ngân hàng Việt Nam ngày càng vươn mình lớn mạnh là các DNNVV đã và đang từng bước phát triển đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng, chiếm hơn 95% tổng số các doanh nghiệp được thành lập trong cả nước cũng như việc nắm giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Cụ thể, rõ ràng sự thành công của những cải cách trước đây trong thập niên 80 phần lớn nhờ vào sự đáp ứng mạnh mẽ từ phía cung cấp của các hộ gia đình nông nghiệp : việc bãi bỏ hình thức nông nghiệp tập thể đã nhanh chóng biến Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Trong những năm gần đây, các DNNVV một lần nữa lại trở thành trung tâm của những tranh luận về phát triển khi số lượng DNNVV tăng bình quân mỗi năm khoảng 10%, DNNVV đã trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 26% GDP, tạo ra khoản 77% việc làm phi nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách địa phương cũng như quốc gia.
    Mặc dù có vai trò rất lớn như vậy nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các DNNVV đã gặp phải không ít khó khăn trong đó có khó khăn về thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay, một khi nước ta đã tham gia tổ chức Thương mại thế giới, nguồn vốn không chỉ là cơ sở để các DNNVV có thể đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đẩy mạnh hiệu quả hạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh lẫn nhau ở thị trường trong nước mà còn để khẳng định vị thế trên thương trường quốc tế. Có nhiều cách để một doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn cần thiết cho mình song nhìn từ khía cạnh nào, dưới tác động của nhiều nhân tố chủ quan cũng như khách quan thì tín dụng Ngân hàng vẫn nổi lên như chiếc cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn dễ dàng hơn. Để thực hiện được chức năng cầu nối này, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng đóng vai trònhư là một công cụ thiết yếu. Tuy nhiên không phải Ngân hàng nào cũng có khả năng làm tròn, làm tốt và phát huy hết hiệu quả chất lượng của phần hành này một cách tuyệt đối. Theo số liệu điều tra của Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, ngay cả trong điều kiện lạm phát, trên 90% DNNVV vẫn có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, chỉ hơn 10% được vay 100% theo nhu cầu; 32.38% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng, 35.24% khó tiếp cận và 32.28% không tiếp cận được; vàkhi mà nền kinh tế đặt ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, các DNNVV khó khăn hơn cả, có thể khẳng định 80% DNNVV đang đứng trước nguy cơ phá sản. Cứ như vậy, nếu không được hỗ trợ kịp thời, nhiều DNNVV sẽ biến mất do không còn khả năng bám trụ trong khó khăn kinh tế. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng đang là điều đáng lo nhất hiện nay. Đó là tín dụng làm sao phải đảm bảo được chất lượng, không đổ quá nhiều vốn vào đầu tư kinh doanh chứng khoán hay bất động sản. Mối lo chính là nếu nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả sẽ đẩy tổng tín dụng tăng nhanh làm tăng nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại. Với thực tế này, các Ngân hàng nước ta hàng năm đều gặp nhiều khó khăn, rủi ro khi phát sinh những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu, chất lượng cho vay chưa được đảm bảo . Đặc biệt trong những năm gần đây chất lượng cho vay DNNVV còn một số vấn đề tồn tại.
    Đối với NHTMCP NT VN Chi nhánh Huế, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV là một trong những hướng đi chính nhằm tăng nguồn thu cho ngân hàng thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này còn gặp một số những rủi ro và hạn chế. Do vậy, nghiên cứu thực trạng dựa trên việc làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng cũng như đánh giá và khảo sát các nguyên nhân về chất lượng hoạt động tín dụng để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của phần hành này là một việc làm thường xuyên và thực sự cần thiết trong điều kiện kinh tế hiện nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Huế”.

    2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng DNNVV.

    3. Phạm vi nghiên cứu
    Tập trung nghiên cứu về chất lượng hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay DNNVV tại Vietcombank Huế qua ba năm 2007-2009.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong chuyên đề này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    - Phương pháp quan sát.
    - Phương pháp phỏng vấn.
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp phân tích kinh tế.
    - Phương pháp so sánh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...