Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn trên địa bàn huyện N

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    PHẦN I : MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội tỷ lê lao
    động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%, còn rất thấp so với
    bình quân chung của cả nước 25%; lao động nông thôn qua đào tạo nghề có
    sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế (vùng đồng bằng Sông Hồng 19,4%,
    đồng bằng Sông Cửu Long 17.9%, trong khi đó vùng Tây Bắc chỉ có 8,3%).
    Bên cạnh đó cơ sở mạng lưới dạy nghề phát triển chủ yếu tập chung ở khu đô
    thị, còn ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng cơ sở
    dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề rất nhỏ, các điều kiện đảm bảo chất lượng
    đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu. Thực tế này cho thấy công tác đào tạo
    nghề cho lao động nông thôn trong một thời gian dài chưa được coi trọng
    đúng mức. Có thể nói nhu cầu học nghề đang rất lớn nhưng trong thực tế,
    nhiều bộ, ngành, các cấp và cả người lao động cũng chưa thực sự quan tâm tới
    việc học nghề.
    Nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa
    vào năm 2020, trong khi, tới thời điểm này, vẫn có tới 73% người dân là nông
    dân và 50% lao động nông nghiệp. Đây là bất hợp lí cần sớm xóa bỏ và thực
    tế hiện nay đã chỉ ra cơ cấu trình độ và cơ cấu nghề, đào tạo nghề trong lao
    động nông thôn chưa phù hợp, chưa bổ xung kịp thời các nghề mới theo yêu
    cầy của thị trường lao động, thậm chí có chương trình, giáo trình dạy nghề đã
    lạc hậu. Trong khi đó mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đã phát triển
    nhưng chủ yếu tập chung ở đô thị. Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu,
    vùng xa số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ, hoặc có thì diện
    tích ít, thiếu xưởng thực tập thực hành
    Huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định lâu nay nông nghiệp vẫn là nghề
    chủ yếu, nguồn nhân lực dồi dào vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu
    nhập cho người lao động là những đòi hỏi thực tế đặt ra cho công tác đào tạo
    nghề trên địa bàn huyện. Song hiện nay chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn 2
    huyện đang gặp những bất cập chưa được giải quyết. Chính vì vậy mà tôi
    chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề
    cho lao dộng nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề trong nông thôn của
    huyên Nam Trực- tỉnh Nam Định trong thời gian qua, nguyên nhân của các
    thực trạng đó, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở
    nông thôn trong thời gian tới.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
     Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề ở nông thôn
     Phân tích thực trạng đào tạo nghề của huyện trong thời gian qua và
    tìm ra các nguyên nhân của thực trạng đó.
     Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong
    nông thôn trong thời gian tới.
    1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    +Đối tượng được đào tạo trong nông thôn huyện Nam trực- tỉnh Nam
    Định
    +Người sử dụng lao động nông thôn huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Nội dung :
    + Đánh giá thực trạng đào tạo nghề huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định
    +Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề huyện Nam Trực- tỉnh
    Nam Định
    Không gian: huyên Nam Trực- tỉnh Nam Định
    Phạm vi về thời gian: Đề tài đánh giá thực trạng công tác đào tạo
    nghề và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề huyện Nam Trực- tỉnh
    Nam Định trong những năm gần đây (năm 2007 –năm 2009)3
    PHẦN II
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1 Cơ sở lý luận
    2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về đào tạo nghề
    Đào tạo
    Là quá trình có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức, kĩ
    năng, kĩ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành
    công một hoạt động xã hội cần thiết.
    Đào tạo cũng có thể hiểu là quá trình học tập nhằm giúp cho người lao
    động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụi của mình. Đó
    chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc
    của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kĩ năng của người
    lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
    Như vậy, đào tạo là sự phát triển có hệ thống những kiến thức và kĩ
    năng mà mỗi cá nhân có thể thực hiện đúng một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ
    thể nào đó hoặc đào tạo nhấn mạnh vào mặt phát triển và rèn luyện năng lực,
    tạo tiền đề để họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả
    Đào tạo nghề
    a. Khái niệm
    Với cách tiếp cận về và đào tạo nghề như trên ta có thể hiểu: “Đào tạo
    nghề là quá trình có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức ,
    kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó, từ đó tạo ra năng lực để thực hiện
    thành công nghề đã được đào tạo”
    Thông qua quá trình đào tạo nghề, học sinh được học những hệ thống
    kiến thức về lý thuyết cấn thiết cảu nghề, được thực hành trong thực tế để
    hình thành kỹ năng, kỹ xảo của nghề, đồng thời họ còn được giáo dục và phát
    triển cả thái độ, ý thức đối với nghề trong tương lai của bản thân họ. Sau khóa
    học đào tạo nghề này người lao động sẽ nắm vững một nghề, một chuyên 4
    môn rồi hoặc học để làm nghề, chuyên môn khác.
    b. Các hình thức và phương pháp đào tạo
     Hình thức đào tạo
    Sau khi đã hiểu rõ khái niệm đào tạo phát triển nguồn nhân lực và
    nhận thức được tầm quan trọng của công tác này tổ chức cần trang bị cho
    mình những kiến thức về các hình thức và phương pháp đào tạo.
    Như chúng ta đã biết nguồn lao động trong tổ chức bao gồm hai mảng
    chính là công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn (hay lao động trực tiếp và
    lao động gián tiếp). Đối với mỗi loại lao động sẽ có những hình thức đào tạo
    khác nhau. Với công nhân kỹ thuật hình thức đào tạo có thể là đào tạo tại nơi
    làm việc, tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp hay thông qua các trường chính
    quy Còn cán bộ chuyên môn có thể tiến hành dưới nhiều hình thức như đào
    tạo chính quy dài hạn, đào tạo tại chức dài hạn, đào tạo từ xa Tuy nhiên xét
    một cách tổng thể có thể chia ra hai hình thức đào tạo chính là đào tạo trong
    công việc và đào tạo ngoài công việc.
     Đào tạo trong công việc:
    Đào tạo trong công việc là hình thức đào tạo người học ngay tại nơi
    làm việc. Trong hình thức đào tạo này người học sẽ học được các kiến thức,
    kỹ năng, kỹ xảo thông qua thực tế làm việc dưới sự chỉ bảo hướng dẫn của
    người lao động lành nghề, thường là người trong tổ chức.
    Nhóm hình thức đào tạo này gồm:
    Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc áp dụng chủ yếu với công nhân sản
    xuất ngoài ra còn áp dụng với một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo
    gồm hai giai đoạn là dạy lý thuyết và thực hành. Trong khi dạy lý thuyết
    người chỉ dẫn công việc sẽ chỉ rõ những bước thực hiện công việc và giải
    thích về quy trình công nghệ cho người học hiểu rõ. Sau khi nắm vững lý
    thuyết người học sẽ được thực hành bước đầu là làm thử sau đó làm toàn bộ
    công việc dưới sự chỉ dẫn của người dạy kết hợp với việc quan sát người dạy
    làm và trao đổi khi có vấn đề khúc mắc. Đến khi người học thành thạo toàn
     
Đang tải...