Luận Văn Thực trạng và giải pháp môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ –

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 21/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá, việc xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất
    công nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Chính vì vậy, để
    giúp cho mỗi ngành có được điều kiện phát triển tốt nhất, việc xem xét, đánh
    giá tác động của những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đến hoạt động
    của các doanh nghiệp trong ngành là hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ có ý
    nghĩa với bản thân các doanh nghiệp sản xuất m à nó còn là cơ sở để chính
    phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách, điều chỉnh
    kịp thời nhằm hỗ trợ cho ngành.
    Trong một thập kỷ trở lại đây, nước ta đã chứng kiến sự vươn lên
    nhanh chóng của một ngành sản xuất công nghiệp, đó là ngành sản xuất và
    kinh doanh đồ gỗ. Sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp, cùng với
    việc hình thành các khu vực công nghiệp lớn chuyên sản xuất đồ gỗ trên cả
    nước đã cho thấy tiềm năng phát triển và tầm quan trọng của ngành đối với
    nền kinh tế đất nước. Đến thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang
    ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, ngành đã trở thành một trong
    những lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu và tạo được mối quan hệ giao thương,
    buôn bán trên phạm vi quốc tế. Việc chính phủ kí kết các hiệp định thương
    mại và tham gia các tổ chức kinh tế càng làm cho ngành tham gia sâu hơn vào
    thị trường toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành ngày càng phải đối
    mặt với nhiều biến động phức tạp của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến
    sự phát triển của mình. Vấn đề đặt ra hiện nay của ngành sản xuất kinh doanh
    đồ gỗ nói riêng và tất cả các ngành sản xuất nói chung là những tác động từ
    môi trường kinh doanh có ảnh hưởng như thế nào đến toàn ngành, bản thân
    các doanh nghiệp trong ngành sẽ ứng phó ra sao đối với những biến động đó.
    Mặt khác, chính phủ cần phải làm gì để trợ giúp và tạo cơ chế thuận lợi cho
    doanh nghiệp vượt qua được khó khăn. Đó cũng chính là lý do khiến em
    quyết định lựa chọn vấn đề: “Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp
    sản xuất và kinh doanh đồ gỗ: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khoá
    luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Thứ nhất, từ cơ sở lý luận chung về môi trường kinh doanh và các yếu
    tố bên trong môi trường kinh doanh, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng
    tác động của chúng đến ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ.
    Thứ hai, từ sự phân tích, đánh giá thực trạng tác động của môi trường
    kinh doanh đến ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, đưa ra định hướng, giải
    pháp và đề xuất để cải thiện môi trường kinh doanh của ngành.
    Thứ ba, đưa ra các bài học, kinh nghiệm cho các ngành sản xuất và
    kinh doanh khác.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là môi trường kinh doanh, thực
    trạng tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là “các doanh nghiệp sản xuất và kinh
    doanh đồ gỗ”.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân
    tích-tổng hợp, kết hợp với thực tiễn, đi từ cái chung đến cái riêng, từ số liệu
    thống kê đến phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp, đề xuất góp phần
    hoàn thiện.
    5. Kết cấu khoá luận:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương như sau:
    Chương I: Tổng quan về môi trường kinh doanh.
    Chương II: Thực trạng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản
    xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp và đề xuất góp phần hoàn thiện môi trường
    kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt
    Nam.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 4
    I. Khái niệm về môi trường kinh doanh. . 4
    II. Các nhân tố của môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến
    doanh nghiệp. 4
    1. Môi trường vĩ mô. 4
    1.1. Môi trường kinh tế. 5
    1.2. Môi trường chính trị, pháp luật . 7
    1.3. Môi trường văn hoá xã hội . 8
    1.4. Môi trường công nghệ. 9
    1.5. Môi trường tự nhiên . 10
    1.6. Toàn cầu hoá. 11
    2. Môi trường ngành: 13
    2.1. Khách hàng. 14
    2.2. Nhà cung cấp. 15
    2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại. 15
    2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 17
    2.5 Sản phẩm thay thế. . 19
    3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp. . 19
    3.1. Hoạt động Marketing. 20
    3.2. Hoạt động tài chính, kế toán. . 22
    3.3. Hoạt động sản xuất. . 22
    3.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển. 23
    3.5. Nguồn nhân lực. 24
    III. Mục đích của việc phân tích tác động của các nhân tố trong môi
    trường kinh doanh: . 25
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
    CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ GỖ Ở
    VIỆT NAM . 26
    I. Tình hình phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh đồ gỗ ở Việt
    Nam. . 26
    1. Năng lực, quy mô sản xuất. . 26
    2. Sản phẩm của ngành 29
    II. Thực trạng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất
    và kinh doanh đồ gỗ ở Việt Nam. . 30
    1. Môi trường vĩ mô. 30
    1.1. Môi trường kinh tế. 30
    1.2. Môi trường chính trị, pháp luật. . 34
    1.3. Môi trường công nghệ. 36
    1.4. Môi trường văn hoá, xã hội 37
    1.5. Môi trường tự nhiên . 37
    1.6. Toàn cầu hoá. 39
    2. Môi trường ngành. . 41
    2.1. Khách hàng. 41
    2.2. Nhà cung cấp. 43
    2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại. 45
    2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 46
    2.5. Sản phẩm thay thế. 46
    3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp. . 47
    3.1. Hoạt động Marketing. 47
    3.2. Hoạt động tài chính kế toán. 48
    3.3. Hoạt động sản xuất. . 49
    3.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển. 50
    3.5. Nguồn nhân lực. 51
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN
    THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
    SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ GỖ Ở VIỆT NAM . 53
    I. Về phía chính phủ. . 53
    1. Đối với hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô. 53
    2. Đôi với việc ban hành và thực thi các chính sách pháp luật. . 55
    3. Đối với hoạt động quản lý nguồn nguyên liệu. . 57
    4. Đối với hoạt động tìm hiểu, thông tin về thị trường. 59
    5. Đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. 60
    II. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh d oanh đồ gỗ. . 60
    1. Đối với các hiệp hội. . 60
    2. Đối với hoạt động Marketing. . 61
    3. Đối với hoạt động sản xuất. . 62
    4. Đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. 63
    KẾT LUẬN . 65
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...