Luận Văn Thực trạng và giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước



    Lời mở đầu​ Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1945), nền kinh tế toàn cầu đã có nhiều thay đổi với những bước thăng, trầm đáng nhớ. Châu á, bên cạnh những thành công về chiến lược phát triển của Nhật Bản, các nước NICs, Trung Quốc v.v. cũng phải gánh chịu những cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị. Những cuộc khủng hoảng đó như một hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết của phát triển bền vững. Nhìn lên bản đồ Châu á cũng như toàn thế giới có thể thấy rằng, tất cả những nước phát triển mà phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài thì sớm hay muộn cũng bị lệ thuộc về kinh tế, rối loạn về chính trị. Đó là bài học thực tế, trên lý thuyết cũng có những kết luận tương tự. Một đất nước muốn phát triển bền vững thì cần phát triển dựa trên nội lực là chính, ngoại lực chỉ có tác dụng như một cú hích, nhằm phát phát huy tốt hơn nội lực mà thôi.
    Sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi: tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong khu vực cũng như trên thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện v.v. Những kết quả đó có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những năm gần đây, do biến động của nền kinh tế thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang giảm sút. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, việc huy động nội lực cho phát triển kinh tế đang là một vấn đề có tính chất thời sự.
    Đó chính là lý do chính mà tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước” . Trong luận văn của mình, tôi muốn đề cập đến thực trạng, cơ chế chính sách luật pháp của Nhà Nước về khuyến khích đầu tư trong nước nhằm khuyến nghị những giải pháp tiếp tục đổi mới và tăng cường hoạt động đầu tư trong nước. Tuy nhiên, do vấn đề rộng và khá phức tạp, tôi chỉ nghiên cứu việc thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước từ năm 1995 trở lại đây.
    Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế v.v.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương I: Một số vấn đề lY luận về đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư trong nước.
    Chương II: thực trạng khuyến khích đầu tư trong nước.
    Chương III: một số khuyến nghị về giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước.
    Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo THS. Nguyễn Thu Hà và bác Nguyễn Thị Thanh Chung và các cô, chú ở Vụ Doanh nghiệp – Bộ Kế Hoạch và đầu tư đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.



    Mục Lục Trang
    Lời mở đầu 4
    CHƯƠNG 1: Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Đầu TƯ Và Khuyến Khích Đầu TƯ TRONG Nước.
    1.1 Những khái niệm cơ bản về đầu tư:
    1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư, vốn đầu tư : 6
    1.1.2 Phân loại đầu tư, vốn đầu tư: 8
    1.2 Vai trò của đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư trong nước:
    1.2.1 Vai trò của đầu tư trong nước: 11
    1.2.2 Vai trò của khuyến khích đầu tư trong nước: 14
    1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về khuyến khích đầu tư trong nước:
    1.3.1 Các biện pháp và chính sách huy động vốn đầu tư trong nước của một số nước trên thế giới. 15
    1.3.2 Kinh nghiệm quốc tế về KKĐTTN: 16
    CHƯƠNG 2: Thực Trạng Khuyến Khích Đầu TƯ TRONG Nước
    2.1 Thời kỳ 1995 đến 1999:
    2.1.1 Nội dung chính của Luật và các văn bản dưới luật về KKĐTTN trong thời kỳ này: 25
    2.1.2. So sánh Luật KKĐTTN và Luật đầu tư nước ngoài: 33
    2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng khuyến khích đầu tư trong nước thời kỳ này: 35
    2.1.3.1 Thời kỳ thực hiện Luật KKĐTTN và Nghị định 29/CP (từ 1-1-1995 đến 30-1-1998): 35
    2.1.3.2 Thời kỳ thực hiện Nghị định 07/CP (từ 30-01-1998 đến 31-12-1998): 41
    2.2. Thời kỳ 1999 đến nay:
    2.2.1 Những thay đổi của Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1998/QH10 so với Luật KKĐTTN cũ: 42
    2.2.2 Những kết quả đạt được từ khi có Luật KKĐTTN (sửa đổi): 44
    2.2.3 Đánh giá về các biện pháp hỗ trợ đầu tư: 56
    2.2.4 Những vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện Luật KKĐTTN (sửa đổi): 61
    2.2.4.1. Những vướng mắc từ chính bản thân Luật và các văn bản pháp qui hướng dẫn thi hành Luật: 61
    2.2.4.2. Những vướng mắc từ khâu thực hiện Luật: 63
    Chương 3: một số khuyến nghị về giải pháp khuyến khích đầu tư trong nước.
    3.1. Định hướng quan điểm KKĐTTN: 71
    3.2. Những khuyến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho KKĐTTN:
    3.3. Những khuyến nghị nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh: 74
    3.4. Những khuyến nghị nhằm đưa Luật KKĐTTN (sửa đổi) đi vào cuộc sống: 76
    3.5. Các giải pháp nhằm khuyến khích mạnh đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh: 77
    3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ đầu tư: 79
    Kết luận 82
    Phụ lục 1: Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KKĐTTN ban hành ngày 22-6-1994. 84
    Phụ lục 2: Các văn bản pháp hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ban hành ngày 20-5-1998. 86
    Tài Liệu tham khảo
     
Đang tải...