Luận Văn Thực trạng và giải pháp Kế toán cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá.

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thực trạng và giải pháp Kế toán cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá.


    LỜI NÓI ĐẦU

    Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được khởi đầu từ Nông nghiệp và Nông thôn. Tư tưởng cơ bản của chính sách đổi mới là tìm nguồn lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá theo mục tiêu: "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh ". Theo tinh thần đó những năm gần đây, lĩnh vực Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Trong quá trình đổi mới, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT) Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Thanh Hoá nói riêng đã đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới thông qua việc thực hiện các chính sách tiền tệ - tín dụng thanh toán: Ngân hàng đã đáp ứng cơ bản đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, cân đối điều hoà cung cầu tiền mặt thực hiện linh hoạt các chính sách tiền tệ góp phần kiềm chế, kiểm soát đẩy lùi lạm phát . , phát triển nền kinh tế với tốc độ khá cao và ổn định trong nhiều năm liên tục. Đặc biệt là việc thực hiện quyết định 67/1999/ QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ "về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn" mà nòng cốt là hệ thống NHNo & PTNT trong những năm qua đã góp phần tích cực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Những kết quả mà nghành ngân hàng đạt được trong những năm đổi mới vừa qua là rất đáng trân trọng, đáng biểu dương khích lệ .
    Vì ra đời từ một cục tín dụng nông thôn thuộc ngân hàng Nhà Nước có nhiều khó khăn, nên NHNo & PTNT đã chọn những giải pháp đổi mới đúng đắn là lấy nông thôn làm thị trường, lấy hộ nông thôn làm khách hàng chính đã đổi mới tổ chức công nghệ và thực hiện phương châm "đi vay để cho vay" do vậy đã tăng nguồn vốn huy động lên đáng kể để cung ứng cho NHNo & PTNT, đã chuyển từ lỗ nhiều sang lỗ ít và có lời, và hiện nay NHNo & PTNT đã trở thành một Ngân hàng lớn về tổng tài sản có nhằm nâng cao năng lực phục vụ và hiệu quả kinh doanh, NHNo & PTNT đã không ngừng đổi mới tổ chức, hoàn thiện quản lý, nâng cao năng lực điều hành theo các thể lệ quá trình nghiệp vụ. Mạng lưới hoạt động NHNo ngày càng được mở rộng gần dân, sát dân để huy động vồn và cho hộ nông dân vay chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo ra vùng Nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Cùng với việc mở rộng thị trường NHNo&PTNT đã từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại vươn lên hội nhập với thị trường tiền tệ khu vực và quốc tế. Được sự tài trợ của một số tổ chức tài chính quốc tế, NHNo & PTNT bước đầu đã sử dụng tin học vào quản lý điều hành phục vụ kinh doanh từ TW xuống địa phương đến nay tin học đã có ở hầu hết các huyện, thị . ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, nhận được sự tài trợ về vốn và kỹ thuật của các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài nâng cao uy tín đối với việc cho vay uỷ thác, mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế của hệ thống SWIFT .
    Sau tất cả những nỗ lực trên NHNo & PTNT đã vươn lên thành Ngân hàng cung cấp tín dụng và cho vay lớn nhất ở khu vực nông thôn, huy động được các nguồn vốn trong các thành phần kinh tế. Vì vậy NHNo & PTNT hoạt động ngày càng có hiệu qủa, uy tín của Ngân Hàng ngày càng cao trong thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu của nền kinh tế để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập quốc tế đòi hỏi Ngân hàng phải đổi mới toàn diện hơn nữa các mặt hoạt động của mình .
    Là một sinh viên thực tế tại ngân hàng bản thân em nhận thức được tầm quan trọng của kế toán cho vay đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, với những kiến thức đã học được ở trường cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình thực tế em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp Kế toán cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. ” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình trong việc cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác kế toán cho vay.
    Do tính chất phức tạp của nghiệp vụ, thời gian nghiên cứu có hạn ,trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự giúp đở của các thầy, cô khoa kế toán kiểm toán học Viện Ngân hàng các cô chú đang công tác tại NHNo & PTNT tỉnh Thanh hoá và nhất là thầy giáo Nguyễn Bảo Huyền đả giúp em hoàn thành Chuyên đề này.
    Em xin chân thành cám ơn!
    Thanh Hoá, tháng 04 năm 2004


    MỤC LỤC

    lời nói đầu

    CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
    I. Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường
    1.Tín dụng Ngân hàng :
    2. Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế
    3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
    3.1. Đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, từ đó duy trì quá trình sản xuất liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế
    3.2. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
    3.3. TDNH là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển và ngành sản xuất mũi nhọn
    3.4. TDNH góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán trong kinh doanh các doanh nghiệp
    3.5. TDNH là đòn bẩy kinh tế quan trọng, thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu quốc tế
    3.6. TDNH có vai trò kiểm soát đối với nền kinh tế
    II. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng và kế toán cho vay nói riêng
    1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng
    2. Vai trò nhiệm vụ của kế toán cho vay
    2.1. Vai trò của kế toán cho vay
    2.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay
    III- Nội dung các phương thức cho vay và chứng từ, tài khoản dùng trong kế toán cho vay - quy trình hạch toán một số phương thức cho vay cơ bản
    1. Các phương thức cho vay:
    1.1.Phương thức cho vay từng lần
    1.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD)
    1.3. Cho vay theo dự án đầu tư
    1.4. Cho vay hợp vốn
    1.5. Cho vay trả góp
    1.6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
    1.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
    1.8. Cho vay theo hạn mức thấu chi
    1.9. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm

    2. Chứng từ, tài khoản phản ảnh nghiệp vụ cho vay:
    2.1. Chứng từ kế toán cho vay
    2.2. Tài khoản kế toán cho vay.

    3. Kế toán một số phương thức cho vay chủ yếu:
    3.1. Phương thức cho vay từng lần (cho vay theo món)
    3.1.1. Nội dung, tính chất của TKCV từng lần.
    3.1.2. Quy trình hạch toán cho vay thu nợ
    3.1.3. Ưu, nhược điểm của phương thức cho vay từng lần
    3.2 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD)
    3.2.1. Nội dung và tính chất của tài khoản cho vay theo HMTD
    3.2.2. Hạch toán cho vay, thu nợ
    3.2.3. Quản lí HMTD
    3.2.4. Ưu, nhược điểm của phương thức cho vay theo HMTD
    3.3. Chiết khấu thương phiếu.
    3.3.1. Khái niệm
    3.3.2. Nội dung của tài khoản cho vay chiết khấu thương phiếu
    3.3.3. Quy trình hạch toán cho vay, thu nợ
    3.3.4. Ưu, nhược điểm của nghiệp vụ chiết khấu

    4. Hạch toán thu lãi cho vay:
    4.1. Phương pháp hạch toán thực thu, thực chi
    4.2. Phương pháp hạch toán phân bổ
    4.3. Phương pháp hạch toán dự thu dự chi

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO&PTNT TỈNH THANH HOÁ
    I. Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn và hoạt động kinh doanh của nhno&Ptnt tỉnh thanh hoá
    1. Đặc điểm kinh tế xã hội.
    2.Tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá
    2.1. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Thanh Hoá
    2.2. Về công tác huy động vốn
    2.3. Về sử dụng vốn
    II. Thực trạng kế toán cho vay tại NHNo&PTNT Thanh hoá
    1. Các văn bản hướng dẫn thực hiện cho vay tại NHNo&PTNT Thanh Hoá
    2. Quy định về hồ sơ và chứng từ trong nghiệp vụ kế toán cho vay.
    2.1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp (QĐ72)
    2.1.1. Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh.
    2.1.2. Đối với hộ gia đình cá nhân tổ hợp tác.
    2.1.3. Đối với khách hàng vay nhu cầu đời sống
    2.2. Hồ sơ do ngân hàng lập.
    2.3. Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập.
    2.4. Quy định về lưu trữ hồ sơ.
    3. Quy trình hạch toán cho vay theo HMTD, cho vay từng lần
    3.1. Qui trình hạch toán phương thức cho vay theo HMTD.
    3.1.1. Hạch toán giai đoạn phát tiền vay
    3.1.2. Hạch toán giai đoạn thu hồi nợ
    3.1.3. Hạch toán thu lãi cho vay
    3.2. Quy trình hạch toán phương thức cho vay từng lần.
    3.2.1. Quy trình hạch toán khi cho vay.
    3.2.2. Quy trình hạch toán khi thu nợ.
    3.2.3. Tính và thu lãi.
    3.2.4. Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.
    4. Ứng dụng công nghệ tin học tron g kế toán cho vay tại NHNo&PTNT Thanh Hoá
    4.1. Các ứng dụng tin học đang đựơc áp dụng tại ngân hàng NHNo&PTNT Thanh Hoá
    4.2. Qui trình thực hiện kế toán cho vay trên máy tính tại NHNo Thanh Hoá.
    4.2.1. Quản lý hồ sơ khách hàng trên máy tính
    4.2.2. Quản lý hợp đồng vay vốn, và theo dõi kỳ hạn nợ.
    4.2.3. Sao kê hợp đồng tín dụng.

    5. Những khó khăn tồn tại trong kế toán cho vay tại NHNo&PTNT Thanh Hoá
    5.1. Về thủ tục hồ sơ và lưu trữ hồ sơ.
    5.2. Vấn đề quản lý các giấy tờ về quyền sử dụng đất tại ngân hàng.
    5.3. Vấn đề kết hợp giữa cán bộ kế toán và cán bộ tín dụng trong việc đáp ứng yêu cầu về thông tin khách hàng.
    5.4. Tổ chức đội ngũ cán bộ kế toán.

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO&PTNT THANH HOÁ.
    I. Định hướng phát triển trong thời gian tới.
    1. Định hướng đến năm 2010
    2. Định hướng mục tiêu năm 2004

    II. Giải pháp, kiến nghị.
    1. Cần nghiên cứu cải tiến thủ tục hồ sơ, theo dõi quản lý nợ một cách khoa học hơn
    2. Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ tín dụng trong việc tư vấn xây dựng và thẩm định các dự án vay vốn của khách hàng.
    3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kế toán nhất là trình độ về tin học.
    4. Hoàn thiện hơn nữa các chương trình ứng dụng công nghệ tin học trong qui trình nghiệp vụ kế toán cho vay.
    5. Cần xây dựng một kho dữ liệu dùng chung cho cả ngân hàng
    6. Vấn đề quản lý thông tin khách hàng

    KẾT LUẬN

     
Đang tải...