Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp V

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo điều 2, khoản 1 nghị định số 52/2006/NĐ-CP thì trái phiếu doanh nghiệp là những chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.
    Trái phiếu không phải là chứng khoán quyền sở hữu. Tức là người sở hữu trái phiếu không có quyền sở hữu thu nhập của công ty và không có quyền bỏ phiếu biểu quyết cũng như tham gia vào các công việc của công ty. Bằng cách cho công ty phát hành trái phiếu vay một khoản tiền, người mua trái phiếu nhận một cam kết dưới dạng hợp đồng của công ty khẳng định rằng người sở hữu trái phiếu sẽ được trả một lãi suất nhất định theo những kỳ hạn xác định theo hợp đồng và công ty sẽ trả nợ vào ngày đến hạn của hợp đồng đó. Cam kết trả nợ này không phụ thuộc vào thu nhập của công ty. Khi mua một trái phiếu, người mua nhận được những quyền hưởng lợi ( trái quyền) ưu đãi hơn tất cả các loại chứng khoán khác của công ty. Tức là trong trường hợp công ty bị phá sản, giải thể thì việc trả nợ trái phiếu bao giờ cũng được thực hiện trước tiên.
    Trái phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hay phi vật chất và dù theo hình thức nào thì trái phiếu đều bao gồm các thông tin sau:
    + Mệnh giá: mệnh giá là giá trị ghi trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn.Ở Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng. Các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng.
    + Ngày đáo hạn: Là ngày mà tổ chức phát hành thanh toán số tiền theo mệnh giá cho người sở hữu vào ngày đáo hạn
    + Lãi suất: Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Theo điều 9 nghị định số 52/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định lãi suất trái phiếu cho từng đợt phát hành căn cứ vào mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của dự án đầu tư và tình hình thị trường tài chính, tiền tệ . Lãi suất trái phiếu có thể được xác định cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu hoặc thả nổi trên thị trường. Trái phiếu được thanh toán lãi theo các phương thức sau: (a) Thanh toán lãi định kỳ; (b) thanh toán lãi ngay khi phát hành, (c) thanh toán một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn.


    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 1
    1.1.TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 1
    1.1.1.Khái niệm 1
    1.1.2. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp. 2
    1.1.3. Các hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 4
    1.2.THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 6
    1.2.1. Các lý luận cơ bản về thị trường vốn. 6
    1.2.2.Khái niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 7
    1.2.3.Phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp (thứ cấp và sơ cấp) 8
    1.2.4.Vai trò và chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 9
    1.2.5. Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 10
    1.3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 13
    1.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô. 13
    1.3.2.Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 13
    1.3.3.Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường giao dịch trái phiếu 14
    1.3.4.Một số điều kiện khác. 15
    1.4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 16
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM . 18
    2.3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DN HIỆN NAY 18
    2.3.1. Khung pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu. 18
    2.3.2. Thực trạng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. 22
    2.3.3 Thực trạng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. 24
    2.4. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC TRNAGJ VÀ GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 25
    2.4.1. Những mặt tích cực. 25
    2.4.2.Các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó. 26
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM . 32
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN 32
    3.2.1. Giải pháp chung. 32
    3.2.2. Các giải pháp cụ thể. 32
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...