Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp hội nhập tài chính cho Việt Nam hậu khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái ki

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Sau khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu, hiện nay, đã có thêm nhiều quan điểm cho rằng những lợi ích đạt được từ tự do hóa tài chính không đủ lớn đến mức có thể bù đắp được những thiệt hại từ tiến trình này, nhiều nhận định còn cho rằng, “Việt Nam cần xem xét lại có nên hội nhập tài chính hay không?”. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức, thị trường tài chính trên thế giới đã, đang và sẽ nhanh chóng hội nhập thành một thị trường toàn cầu duy nhất. Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển khác, dù có sẵn sàng hay chưa cũng đều ở những vạch xuất phát khác nhau, di chuyển theo những tốc độ khác nhau và tất cả đều bị lôi cuốn vào tiến trình hội nhập toàn cầu. Như vậy, có thể khẳng định, “hội nhập tài chính bằng cách mở cửa dần từng bước là một xu hướng tất yếu cho Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới”. Cho tới nay, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu kinh điển về tự do hóa tài chính điển hình là của Edward Shaw, McKinnon, Roland Clark .v.v. Những nghiên cứu này phần lớn đều đã được kiểm chứng và đã chứng tỏ được những giá trị hữu ích đáng để cho Chính phủ của các nước trên thế giới tham khảo. Ngoài ra, chúng còn là những bài học kinh nghiệm chứa đựng trong đó hàm lượng khoa học rất cao và đương nhiên không thể thiếu được cho những nền kinh tế đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam. Kết quả sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân Tuy nhiên, những bất ổn vĩ mô sau hai năm gia nhập WTO đã cho thấy, thực sự, chúng ta chưa chuẩn bị nhiều cho quá trình tự do hóa, chúng ta chưa chuẩn bị kỹ lưỡng để sẵn sàng tiến hành mở cửa, và trình tự của những cải cách tài chính. Nếu Việt Nam không đưa ra kế hoạch tổng thể về cải cách và phát triển khu vực tài chính, gắn tự do hóa tài chính và cải cách khu vực tài chính trong một lộ trình thống nhất thì rất có thể sẽ phải “trả cái giá” mà chúng ta chưa lường hết hậu quả của nó. Chính vì vậy, đề tài “Thực trạng và giải pháp hội nhập tài chính cho Việt Nam hậu khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu” có ý nghĩa thiết thực.


    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

    - Tìm hiểu về lý thuyết tự do hóa tài chính, hội nhập tài chính, những chỉ trích tự do hóa tài chính và những vấn đề phát sinh sau khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu.

    - Thực trạng tự do hóa kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính dưới góc nhìn của các tổ chức quốc tế.

    - Tổng hợp, đánh giá và phân tích hệ thống tài chính sau 2 năm gia nhập WTO.

    - Đề xuất những giải pháp cho quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam. Nghiên cứu những gợi ý chính sách mang tính chiến lược, chiến thuật và đề ra những giải pháp bổ trợ về quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập tài chính. Qua đó, cung cấp những giải pháp để Việt Nam tiếp tục xây dựng những nền tảng để tiến trình hội nhập thành công.


    3. MỤC TIỆU NGHIÊN CỨU:

    Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong đề tài là phương pháp tổng hợp và phân tích trên nguyên tắc khách quan, toàn diện, thống nhất và logic. Thống kê lịch sử và tổng hợp để đánh giá quy mô thực trạng của thị trường, sử dụng một số biểu và bảng để minh hoạ làm sáng tỏ vấn đề. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là lý thuyết tự do hóa tài chính, hội nhập tài chính cũng như những thực trạng nền kinh tế Việt Nam để từ đó đề ra những giải pháp cho quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam.


    4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục chuyên đề gồm 3 chương chính:

    - Chương 1: Những nghiên cứu kinh điển về lý thuyết tự do hóa tài chính. Qua chương này chúng ta sẽ thấy được những nghiên cứu kinh điển về tự do hóa tài chính, hội nhập tài chính và mối quan hệ của chúng với các khủng hoảng tài chính cũng là những vấn đề được chỉ rõ.

    - Chương 2: Thực trạng kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính. Thực trạng và đánh giá nền kinh tế Việt Nam sau hai năm gia nhập WTO sẽ là chủ đề của chương 2. Trong đó, những vấn đề này đặc biệt liên quan tới quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam.

    - Chương 3: Giải pháp cho Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong quá trình hội nhập tài chính. Sau khi đã nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về khủng hoảng, tự do hóa tài chính, hội nhập tài chính ở chương 1 và thực trạng nền kinh tế Việt Nam ở chương 2, chương 3 sẽ cung cấp những giải pháp giúp nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển ổn định và bền vững trong quá trình hội nhập tài chính. Trong đó, giải pháp chiến lược và giải pháp chiến thuật được trình bày kết hợp với những giải pháp bổ trợ sẽ là những khuyến nghị giúp các nhà hoạch định chính sách đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập tài chính thành công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...