Luận Văn Thực trạng và giải pháp hoạt động của ngân hàng thương mại việt nam sau một năm gia nhập wto

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên đất nước ta đang diễn ra sôi động quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế theo cơ chế mới. Trong đó, một lĩnh vực có vị trí hết sức quan trọng, đó là lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Bởi vì, tiền tệ - ngân hàng là hệ thống thần kinh của nền kinh tế. Nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
    Đặc biệt, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta, đánh dấu sự hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng; tuy nhiên cũng đặt ra không ít những khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Hoà chung vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam một mặt sẽ có nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ, thị trường; mặt khác cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro khi mức vốn của các NHTM Việt Nam còn thấp so với các ngân hàng khác trong khu vực, trình độ quản lý còn hạn chế, các tiêu chuẩn về kiểm toán, kế toán chưa phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, trình độ công nghệ còn lạc hậu, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn. Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam phải nỗ lực và cố găng hết mình, chủ động nhận thức và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, kiên trì tham gia quá trình hội nhập.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU MỘT NĂM GIA NHẬP WTO” được tiến hành nghiên cứu.
    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    2.1. Mục tiêu chung:
    Nghiên cứu thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam phát triển ngày càng bền vững.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam năm 2007.
    - Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của NHTM Việt Nam.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của NHTM Việt Nam phát triển bền vững.
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, Internet, tạp chí Ngân hàng
    - Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích và so sánh các số liệu đã thu thập được.
    Dựa vào các tài liệu thu thập và các số liệu phân tích để nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam và đề ra một số giải pháp.
    IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp hoạt động của NHTM.
    - Không gian nghiên cứu: Việt Nam.
    - Thời gian thu thập số liệu: năm 2006 - 2007.
    - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2008 đến tháng 04/2008.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...