Tiểu Luận Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính địa phương ở việt nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
    Khi nói đến bộ máy hành chính nhà nước chúng ta không chỉ tìm hiểu những khái niệm như “tổ chức”, “bộ máy” mà còn phải tiếp cận từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, như khi tiếp cân theo lý thuyết hệ thống thì nó là “bộ máy” nằm trong bộ máy nhà nước; tiếp cận theo lý thuyết tổ chức là một mô hình cơ cấu tổ. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta hiểu bộ máy hành chính nhà nước phổ biến nhất là một hệ thống các cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra nhằm quản lý các công việc hàng ngày của xã hội, cung cấp các dịch vụ công thông qua hoạt động của công sở.
    Việc nghiên cứu, tìm hiểu bộ máy hành chính nhà nước giúp ta có cái nhìn khách quan, đầy đủ và toàn diện nhất về cấu trúc, thực trạng của bộ máy hành chính nhà nước, từ đó thấy được điểm hạn chế, mạnh yếu, đề ra những quan điểm, chủ trương, biện pháp đúng đắn hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính nhà nước hoàn chỉnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước như hiện nay.
    Một tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hoàn chỉnh phải được xây dựng từ Trung Ương đến địa phương một cách thống nhất, có mục tiêu, định hướng cụ thể theo yêu cầu thực tế, hệ thống chính trị đã vạch ra nhằm ổn định mọi hoạt động của một quốc gia, bảo vệ lợi ích cộng đồng, dân cư, xã hội. Khi nói đến bộ máy hành chính nhà nước chúng ta nói về cơ quan nhà nước cấp Trung Ương và cơ quan cấp dưới và cấp địa phương, các cấp này tạo nên một hệ thống cơ quan nhà nước điều hành mọi hoạt động trong xã hội đó.

    I. Những cảm nhận về cơ cấu tổ chức của chính quyền Trung Ương và chính quyền cấp dưới, chính quyền địa phương trong tác phẩm “Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”.
    Mỗi một nhà nước ở đâu trên thế giới đều có phân chia sự quản lý ra thành các cấp khác nhau, có cấp chính quyền Trung Ương và cấp chính quyền địa phương.
    Trước hết về chính quyền Trung Ương, có Chính Phủ và Bộ. Mỗi bộ có một chức năng riêng của nó, cách thức tổ chức của chính quyền Trung Ương cần có sự xác định lĩnh vực, thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị hành chính để chúng có sự kiểm soát bởi yếu tố chính trị và Hiến pháp quốc gia thích hợp nhất.
    Một cơ cấu tổ chức Bộ muốn đạt hiệu quả cần có một cách thức tổ chức hợp lý dựa trên nguyên tắc ủy quyền cho các bộ, nhất quán với thẩm quyền và trách nhiệm của các Bộ, có như vậy mới tạo được tính linh hoạt, mềm dẻo và khả năng sẵn sàng ứng phó với các chính sách mới và diễn biến của sự việc.
    Đối với chính quyền Trung Ương, phân chia công việc có 4 nguyên tắc cần tuân theo, mỗi nguyên tắc chứa đựng một ý nghĩa, là các quy định, quy tắc chỉ đạo phân chia công việc cho các cơ quan Trưng Ương.
    - Nguyên tắc lĩnh vực, cho ta biết việc tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật, về phân chia quyền lực giữa chính quyền Trung Ương và địa phương.
    - Nguyên tắc đối tượng, chỉ áp dụng cho một số Bộ nhất định khi chịu trách nhiệm về vấn đề của một nhóm đối tượng cụ thể.
    - Nguyên tắc quy trình, dựa vào những lợi thế của việc tập trung các kỹ năng và kỹ thuật chuyên môn.
    - Nguyên tắc chức năng, tức là các đơn vị, chính quyền được tổ chức theo chức năng, khả năng hoàn thành công việc của đơn vị, đây là nguyên tắc chủ đạo trong hầu hết các chính quyền Trung Ương.
    Các nhóm chức năng theo tài liệu này được đánh giá trên 4 tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể:
    Thứ nhất, tiêu chí về không phân mản, có nghĩa là tất cả trách nhiệm về một chức năng phải được giao cho một đơn vị cụ thể. Điều này chỉ thực hiện được ở chính quyền có phân cấp và giữa các cơ quan trong cùng một khu vực.
    Thứ hai, tiêu chí không chồng lấn công việc, trùng lặp của các cơ quan khi có cùng một thẩm quyền như nhau trong việc xử lý công việc.
    Thứ ba, tiêu chí tầm kiểm soát, tức là theo quy mô tổ chức đon vị có thể quản lý được và thiết kế được mức độ công việc sao cho phù hợp với năng lực của Bộ trưởng cũng như hệ thống quan chức chủ chốt, nhân viên của ông ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...