Luận Văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với khoa học và công nghệ, điện khí hóa có vị trí chiến lược cực kỳ
    quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và là
    nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội các vùng nông thôn (bao
    gồm đồng bằng, miền núi và hải đảo). Điện về nông thôn đã và sẽ tiếp tục tạo
    điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước thay thế lao động thủ công
    truyền thống bằng máy móc nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
    phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
    Nhận thức rõ điều đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
    ương Đảng (khóa IX) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
    2001-2010 chỉ rõ, để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải chuyển
    dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công
    nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa,
    ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ,
    Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của điện năng đối với tiến trình CNH,
    HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong thời gian qua, ngành điện đã nỗ lực, cùng
    với sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, đã phát triển và củng cố lưới
    điện nông thôn, hoàn thiện và đầu tư xây dựng mới, đổi mới và bổ sung cơ chế,
    chính sách về quản lý điện nông thôn, nhờ đó đã góp phần làm thay đổi căn bản
    bộ mặt nông nghiệp, nông thôn nước ta.
    Trước tình hình mới, điện nông thôn đang đứng trước những yêu cầu bức
    thiết và những thách thức cần tiếp tục được đề cập và giải quyết trong giai đoạn
    tới như: vốn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo lưới điện, giá bán điện,
    chất lượng nguồn điện và an toàn điện trong sử dụng, mô hình tổ chức quản lý,
    các chính sách liên quan.
    Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, với sự đầu tư của Nhà nước
    và những nỗ lực huy động nguồn đóng góp của nhân dân, lưới điện nông thôn đã
    phủ kín các vùng trên địa bàn. Sản lượng điện thương phẩm cho khu vực nông
    thôn trong những năm vừa qua đạt trên 70% tổng sản lượng; giá bán điện nhìn
    chung đảm bảo thấp hơn giá trần do Nhà nước quy định; lưới điện và hạ tầng liên
    quan không ngừng được sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới, các mô hình quản lý
    và kinh doanh điện có những bước chuyển biến đáng kể về chất.
    Những bất cập trong quá trình quản lý, điều hành và kinh doanh điện dần bộc
    lộ qua quá trình hoạt động. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống lưới điện, công
    tác quản lý còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
    công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đã và đang đặt ra những
    2
    vấn đề cả về lý luận và thực tiễn cần giải quyết nhằm hoàn thiện công tác này
    trong thời gian tới, góp phần thực hiện thành công công cuộc CNH, HĐH nông
    nghiệp, nông thôn, để Hà Tĩnh sớm trở thành một tỉnh có công nghiệp và dịch vụ
    phát triển.
    Với những lý do trên, tác giả chọn tiêu đề "Thực trạng và giải pháp hoàn
    thiện quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh" làm đề tài cho luận án
    tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Điện có vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống của xã
    hội, do đó thu hút được nhiều nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu từ
    nhiều cách tiếp cận và nội dung khá phong phú, trong đó có nhiều luận văn thạc
    sĩ và luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu về quản lý điện nói chung và quản lý điện
    nông thôn nói riêng. Trong các công trình này, các tác giả tập trung nghiên cứu
    hoàn thiện bộ máy và tổ chức quản lý kinh doanh với thực tiễn một số mô hình
    quản lý điện ở EVN, vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Hà Nội, vùng biên
    giới phía Bắc, phân tích hiệu quả kinh tế của hệ thống phân phối điện, về mô
    hình tổ chức quản lý của các Công ty Điện lực, từ đó đề ra các giải pháp thích
    hợp nhằm đẩy nhanh quá trình điện khí hoá nông thôn.
    Các công trình nghiên cứu này tuy đã đề cập nhiều lĩnh vực về quản lý
    điện song chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về quản lý điện nông thôn
    tỉnh Hà Tĩnh.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn của quản lý điện nông thôn, phân
    tích thực trạng quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất hệ
    thống giải pháp mang tính khả thi nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý điện nông
    thôn trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nông thôn nói
    riêng, toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Hệ thống hóa và làm rõ vai trò, nội dung công tác quản lý điện nông thôn ở
    tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung, bao gồm quản lý quy
    hoạch, quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh, quản lý phát triển mạng lưới điện và
    quản lý nhà nước về điện.
    - Phân tích thực trạng quản lý điện nông thôn tỉnh Hà Tĩnh để thấy rõ các
    mặt hạn chế và nguyên nhân, phân tích và dự báo những vấn đề nẩy sinh trong
    thời gian tới, từ đó rút ra những luận cứ khoa học góp phần làm sáng tỏ những
    vấn đề chủ yếu về quản lý điện nông thôn hiện nay và trong thời gian tới.
    3
    - Đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý
    điện nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh, góp phần vào việc hoàn thiện quản lý điện trên
    phạm vi cả nước.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là quản lý điện nông thôn
    tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quản lý kinh doanh
    điện nông thôn, mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn . Trong quá trình
    nghiên cứu, một số nội dung liên quan được đề cập nhằm đảm bảo tính lôgíc và
    hệ thống của vấn đề.
    - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
    nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, đồng thời bám sát các quan điểm, chủ
    trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, định hướng chính của
    Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh và của ngành điện. Đồng thời sử dụng phương pháp thống
    kê, tổng hợp, so sánh và phân tích kết hợp với khảo sát thực tế, phỏng vấn lấy ý
    kiến các chuyên gia, cán bộ quản lý ngành điện.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    1. Luận án đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý và
    kinh doanh điện nông thôn, bao gồm 4 nhóm: (i) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá
    thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội gồm phát triển lưới điện, chất lượng điện
    năng, dịch vụ khách hàng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội; (ii)
    Nhóm các chỉ tiêu đo lường bao gồm đo lường năng suất lao động và tổn thất
    điện năng; (iii) Nhóm chỉ tiêu doanh thu với doanh thu trên chi phí, doanh thu
    tính trên vốn kinh doanh; (iv) Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận trong mối quan hệ
    với chi phí, vốn kinh doanh, doanh thu, lao động.
    2. Điểm yếu nhất trong quản lý điện nông thôn Hà Tĩnh là do tồn tại
    nhiều mô hình kinh doanh bán điện như hợp tác xã, thầu tư nhân, ban điện xã
    vừa không thống nhất, vừa manh mún, nhỏ lẻ. Chính sách hiện hành đã tạo bất
    cập và mất bình đẳng trong kinh doanh giữa ngành điện và các tổ chức bán
    điện nông thôn ngoài ngành điện.
    3. Luận án đã đưa ra sáu giải pháp chính nhằm hoàn thiện quản lý điện
    nông thôn Hà Tĩnh đó là: (i) Hoàn thiện quy hoạch; (ii) Huy động và sử dụng
    vốn; (iii) Quản lý kỹ thuật; (iv) Quản lý và xây dựng hệ thống giá bán điện nông
    thôn; (v) Đổi mới và hoàn thiện mô hình quản lý điện nông thôn; (vi) Hoàn thiện
    công tác thanh tra, kiểm tra.
    4. Các giải pháp chính được phân tích cụ thể trên cơ sở ứng dụng tin học mà tác
    giả đã thiết lập như Quản lý điều độ lưới điện. Chương trình này dựa trên ứng
    dụng của bảng tính Excel (Sử dụng các hàm, macro, Visual Basic Editor, và
    các chức năng đồ hoạ). Để xác định tổn thất điện năng do phần kỹ thuật gây ra
    4
    tại từng thời điểm và xây dựng được biểu đồ phụ tải ngày đêm trên địa bàn
    toàn tỉnh Hà Tĩnh, giúp nhà quản lý có định hướng vận hành, cải tạo và nâng
    cấp lưới điện nhằm giảm tổn thất điện năng có hiệu quả kinh tế nhất. Xây dựng
    phương pháp tính giá điện nông thôn cho từng tổ chức kinh doanh bán điện
    trên toàn địa bàn trong điều kiện Chính phủ chỉ định giá trần, làm căn cứ để Uỷ
    ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt giá bán điện của các tổ chức kinh doanh
    bán điện nông thôn.
    5. Đề xuất phương án thành lập quỹ đầu tư phát triển điện nông thôn để
    khắc phục thiếu hụt về vốn. Quỹ do Chính phủ thống nhất quản lý, nguồn tài
    chính được huy động bằng việc trích tỉ lệ phần trăm từ doanh thu của các nhà
    máy phát điện. Đề xuất 2 mô hình kinh doanh điện nông thôn phù hợp với điều
    kiện của Hà Tĩnh hiện nay là:Công ty cổ phần quản lý và kinh doanh điện nông
    thôn cấp huyện và cổ phần hoá Điện lực Hà Tĩnh, trong đó có chức năng trực
    tiếp bán điện đến hộ nông thôn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...