Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ trong quá trình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ trong quá trình đô thị hóa
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta, vấn đề quản lý chặt chẽ đất đai đang là yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục đích là đưa quỹ đất vào sử dụng hợp lí và có hiệu quả, đưa đất đai trở thành nguồn nội lực, nguồn vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước.
    Để Nhà n¬ước quản lý thống nhất đư¬ợc đất đai theo quy định của pháp luật, có cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của ngư¬ời sử dụng đất đ¬ược Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nhất thiết phải có thông tin về đất đai. Do vậy, việc thiết lập, quản lý hệ thống hồ sơ địa chính là một yêu cầu tất yếu. Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập, cập nhật trong các quá trình điều tra, qua các thời kỳ khác nhau, bằng các hoạt động khác nhau như đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống này chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết về các mặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của từng thửa đất. Hệ thống là công cụ đắc lực của nhà nước, giúp nhà nước khai thác mọi nguồn lực đất đai, đồng thời cung cấp cho cộng đồng dân cư các thông tin cần thiết để thực hiện các quyền và nghĩa vị của công dân trong quan hệ đất đai.
    Quận Tây Hồ là một quận của Thành phố Hà Nội đ¬¬ược thành lập năm 1995 theo Nghị định 69/CP của Chính phủ trên cơ sở các ph¬¬ường: Bư¬¬ởi, Thụy Khê, Yên Phụ của quận Ba Đình và các xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng của huyện Từ Liêm. Trong những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở quận Tây Hồ đã dẫn đến nhiều biến động về sử dụng đất. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ và thống nhất quỹ đất trên địa bàn quận thì vấn đề hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính nhằm cập nhật và quản lí một cách đầy đủ các biến động về đất đai là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
    Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ trong quá trình đô thị hóa”.
    Mục tiêu của đề tài: Đánh giá đúng thực trạng của hệ thống hồ sơ địa chính đã được thiết lập tại quận Tây Hồ, làm rõ những yếu kém, bất cập để có phương hướng khắc phục để từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm góp phần hoàn thiện công tác đăng kí, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ.
    Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát đây là phương pháp điều tra nhằm thu thập số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ; Phương pháp thống kê nhằm phân tích thống kê các số liệu về tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận; phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp tức là sử dụng để phân tích làm rõ thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá.
    Nội dung gồm 3 phần:
    Chương I: Cơ sở lý luận của công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
    Chương II: Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ
    Ch¬ương III: Các giải pháp hoàn thiện, đổi mới hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận Tây Hồ.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúo đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Ngô Đức Cát và các cô chú phòng Tài nguyên và Môi Trường đã hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này.
     
Đang tải...