Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Bất kỳ một loại hình kiểm toán nào, kiểm toán Nhà nước, tổ chức kiểm
    toán độc lập hay kiểm toán nội bộ, quá trình kiểm toán và hoạt động phải dựa
    trên hệ thống các chuẩn mực, quy trình kiểm toán cụ thể. Hệ thống các chuẩn
    mực và các quy trình của KTNN được Tổng KTNN ban hành trong năm 1999,
    đã phát huy được tác dụng rất tốt trong hoạt động kiểm toán của KTNN, đã
    giúp cho các kiểm toán viên (KTV), các đoàn kiểm toán thực hiện công việc
    kiểm toán một cách chuẩn mực, đạt được các mục tiêu đề ra và nâng cao chất
    lượng hoạt động kiểm toán của KTNN, nâng cao nghiệp vụ kiểm toán cho
    KTV. Giúp cho KTNN quản lý giám sát chặt chẽ hơn quá trình thực hiện kiểm
    toán của các KTV và các đoàn kiểm toán.
    Bên cạnh những tác dụng trên, sau một thời gian thực hiện hệ thống
    chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN cũng đã bộc lộ những vấn
    đề bất cập cả về lý luận và thực tiễn. Một số các quy định trong chuẩn mực và
    các quy trình đã ban hành không còn phù hợp với đối tượng kiểm toán của
    KTNN. Mặt khác sự phát triển của KTNN về cơ chế tổ chức, chức năng nhiệm
    vụ, phạm vi hoạt động và đối tượng kiểm toán và quá trình điều hành quản lý
    tài chính công của Nhà nước đã có những thay đổi lớn, do đó phải có sự hoàn
    thiện không ngừng hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của KTNN
    thoả mãn các yêu cầu mong muốn nói trên cần phải có một đề tài khoa học
    câp Bộ nghiên cứu một cách toàn diện những cơ sở lý luận và phương pháp
    luận, làm rõ các khía cạnh, các điều kiện cần và đủ để thực hiện quá trình
    hoàn thiện này. Mục tiêu đặt ra của đề tài nhằm:
    - Xây dựng những luận cứ khoa học làm cơ sở cho quá trình hoàn thiện
    các chuẩn mực và quy trình của KTNN trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
    - Phân tích đánh giá và làm rõ những vấn đề phù hợp và vấn đề chưa
    phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hệ thống các chuẩn mực và quy trình kiểm
    toán của KTNN.
    - Nghiên cứu các chuẩn mực, quy trình và những kinh nghiệm tổ chức
    xay dựng các chuẩn mực, quy trình của INTOSAI và ASOSAI.
    - Định hướng những nội dung chủ yếu và kiến nghị giải pháp hoàn thiện
    hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của KTNN hiện nay.
    Nội dung đề tài
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp hoàn thiện hệ thống
    chuẩn mực và quy trình kiểm toán của KTNN.
    - Chương 2: Thực trạng hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán
    của KTNN Việt Nam.
    - Chương 3: Nội dung và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực
    và quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam.
    Mặc dù Ban chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên đã có sự nghiên cứu
    thấu đáo về tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn và tính phát triển đói
    với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm
    toán của KTNN Việt Nam, song không tránh khỏi những hạn chế. Ban chủ
    nhiệm đề tài rất mong sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học chuyên ngành
    cùng bạn đọc gần xa.

    Ban chủ nhiệm đề tài


    Chương I
    cơ sở lý luận và phương pháp luận
    hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán
    và quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

    1.1. Khái niệm và phân loại chuẩn mực kiểm toán
    (CMK’

    T) và quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
    1.1.1. Khái niệm và phân loại CMK’
    T
    1.1.1.1. Khái niệm hệ thống CMK’
    T

    Ngày nay kiểm toán được xem như là một phần chức năng kiểm soát
    của Nhà nước chính vì thế mà ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều thiết
    lập một cơ quan KTNN.
    KTNN (hay còn gọi là kiểm toán Chính phủ) là công việc do kiểm toán
    viên Nhà nước (KTV) thực hiện để đánh giá và xác nhận tính đúng đắn và hợp
    pháp của các thông tin trên Báo cáo tài chính, đánh giá tính tuân thủ, tính hiệu
    lực, tính hiệu quả và tính kinh tế đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có quản
    lý, sử dụng NSNN, tài sản Nhà nước là các nguồn lực Nhà nước do Nhà nước
    quản lý. Với tư cách của người đưa ra xác nhận và đánh giá, KTV cần phải có
    những thước đo để phân biệt đúng, sai, phân biệt giữa cái hợp lý và không hợp
    lý, thực tế ấy đòi hỏi phải một hệ thống các tiêu chuẩn nghiệp vụ làm cơ sở,
    khuôn mẫu cho việc đánh giá các thông tin tài chính một cách khoa học và
    khách quan, là kim chỉ nam cho hoạt động nghề nghiệp của KTV. Đồng thời
    CMK’
    T còn là điều kiện cần thiết để đạt được sự tin tưởng của xã hội vào ý
    kiến KTV, giúp người sử dụng thông tin hiểu về công việc kiểm toán và phục
    vụ cho việc xem xét trách nhiệm pháp lý của KTV, và đứng trên góc độ phát
    triển nghề nghiệp kiểm toán, CMK’
    T còn là cơ sở lý luận hoạt động kiểm
    toán, là căn cứ để các KTV nâng cao chất lượng công việc và là một nhân tố
    quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giữa sự mong đợi của người sử
    dụng dịch vụ mà các KTV cung cấp, do đó cần phải có hệ thống CMK’
    T.
    Về khái niệm hệ thống CMK’
    T (Audit Standards) trên thế giới cũng như
    ở nước ta đã được xem xét nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau về khái
    niệm này.
    Theo tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) thì
    “Các CMK’
    T cung cấp sự hướng dẫn tối thiểu cho KTV, giúp xác định độ lớn
    của các bước và trình tự kiểm toán được áp dụng để hoàn thành mục tiêu kiểm
    toán. Chúng là những tiêu chuẩn hoặc thước đo để đánh giá chất lượng của các
    kết quả kiểm toán”1
    . Trong khi đó theo tài liệu của Liên đoàn Kế toán Quốc tế
    (IFAC) lại cho rằng: “CMK’
    T là văn kiện mô tả các nguyên tắc cơ bản về
    nghiệp vụ và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán, các
    nguyên tắc này bao trùm, chi phối trách nhiệm nghề nghiệp của KTV"
    2
    .
    ở Việt Nam trong quá trình soạn thảo CMK’
    T, khái niệm này cũng đã
    được hình thành trên cơ sở hai hệ thống tổ chức kiểm toán, KTNN cho rằng
    “Hệ thống CMK’
    T Nhà nước là tổng thể các nguyên tắc cơ bản, các yêu cầu,
    các quy định về nghiệp vụ và xử lý các quan hệ phát sinh trong kiểm toán mà
    các Đoàn kiểm toán Nhà nước và các KTV Nhà nước phải tuân thủ khi tiến
    hành các hoạt động kiểm toán, đồng thời là căn cứ để kiểm tra và đánh giá
    chất lượng kiểm toán”
    3
    . Cũng tương tự như vậy CMK’
    T ban hành cho các
    Công ty kiểm toán, KTV độc lập (CPA) thực hiện, khái niệm này được nêu ra
    như sau: “CMK’
    T là quy định về các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn
    thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trong quá trình kiểm
    toán Báo cáo tài chính, CMK’
    T là các quy định làm mực thước, là cơ sở cho
    KTV chuyên nghiệp và công ty kiểm toán kiểm tra, đánh giá các thông tin tài
    chính một cách trung thực, khoa học, khách quan. CMK’
    T đồng thời là cơ sở
    cho việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng và dịch kiểm toán
    là cơ sở cho việc đào tạo huấn luyện và thi tuyển KTV"
    4
    .
    Qua những khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cách diễn
    đạt về CMK’
    T khác nhau nhưng hội tụ lại, một hệ thống CMK’
    T bao giờ cũng
    phải chứa đựng được những nhóm thông tin cơ bản sau:
    - Các nguyên tắc, thủ tục cơ bản mà KTV phải thực hiện trong suốt quá
    trình kiểm toán.
    - Các quy định về nghiệp vụ để làm tiêu chuẩn, thước đo, làm cơ sở để
    KTV xử lý các mối quan hệ và kiểm tra, đánh giá các thông tin trong qúa trình
    kiểm toán, cũng như đánh giá chất lượng kiểm toán.
    1.1.1.2. Phân loại hệ thống CMK’
    T

    Hệ thống CMK’
    T có thể được tiến hành phân loại theo hai cách chính sau:
    + Cách thứ nhất: Phân loại căn cứ vào tổ chức soạn thảo và ban hành:
    Nếu dựa trên tiêu thức này thì CMK’
    T gồm 2 loại là CMK’
    T quốc tế và
    CMK’
    T Quốc gia.
    - CMK’
    T Quốc tế (ISA)
    Ngày nay khi nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng
    quốc tế hoá. Quan hệ giao lưu kinh tế giữa các Quốc gia tăng nhanh về số
    lượng và ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung từ đó việc
    xây dựng một hệ thống CMK’
    T cũng như kiểm toán được chấp nhận và áp
    dụng thống nhất trên phạm vi quốc tế đã trở thành một yêu cầu bức thiết; một
    chìa khoá quan trọng góp phần khai thông các quan hệ kinh tế - tài chính quốc
    tế. Hoạt động kiểm toán đã vượt ra khỏi phạm vi khép kín của từng Quốc gia
    và mang tính quốc tế phổ biến, với mục đích phát triển và tăng cường phối hợp
    nghiệp vụ kiểm toán trên phạm vi toàn thế giới, các tổ chức kiểm toán quốc tế
    đã ra đời và tổ chức soạn thảo, ban hành hệ thống các CMK’
    T quốc tế sau:
    ã Hệ thống CMK’
    T quốc tế do Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) công bố
    gồm 38 chuẩn mực, đây là hệ thống CMK’
    T áp dụng chủ yếu đối với
    KTV độc lập và các doanh nghiệp kiểm toán, nhưng có phần hướng
    dẫn, bổ sung vận dụng vào kiểm toán.
    ã Hệ thống CMK’
    T quốc tế do tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối
    cao (INTOSAI) công bố năm 1989, và đã được bổ sung sửa đổi, gồm
    191 điều khoản nằm trong 4 chương được áp dụng cho KTV Nhà nước
    và cơ quan KTNN.
    Các CMKT quốc tế nêu trên được nghiên cứu nghiêm túc và công phu,
    phản ánh một sự nhất trí cao của các thành viên và trở thành một thông lệ tốt.
    Mặc dù vậy nó không có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mỗi Quốc gia, mà
    có mục đích đưa ra nhằm khuyến cáo các thành viên tự nguyện chấp nhận.
    CMK’
    T Quốc gia (NSA): ở mỗi nước, có thể giữ nguyên hay nghiên
    cứu vận dụng hệ thống CMK’
    T quốc tế để ban hành CMK’
    T riêng cho phù hợp
    với trình độ phát triển và tập quán thông lệ ở mỗi nước. Vậy CMK’
    T Quốc gia
    bao gồm toàn bộ những CMK’
    T được công bố bởi luật hay quy định bởi một
    tổ chức có thẩm quyền ở tầm Quốc gia có tính chất bắt buộc và được áp dụng
    khi thực hiện công việc kiểm toán hay các dịch vụ phụ trợ.
    VD: Như ở Mỹ: Hệ thống CMK’
    T Nhà nước do cơ quan Tổng kiểm
    toán (GAO) ban hành còn hệ thống CMK’
    T áp dụng cho KTV độc lập và
    doanh nghiệp kiểm toán lại do Viện Kế toán công chứng (AICPA) ban hành.
    ở nhiều Quốc gia trên thế giới cũng áp dụng mô hình như ở Mỹ.
    - Cách thứ hai: Phân loại CMK’
    T căn cứ vào mục tiêu kiểm toán (hoặc
    loại hình kiểm toán). Nếu dựa trên tiêu thức này để phân loại thì CMK’
    T gồm có:
    ã CMK’
    T tài chính: áp dụng cho loại hình kiểm toán Báo cáo tài
    chính.
    ã CMK’
    T hoạt động: áp dụng cho loại hình kiểm toán hoạt động.
    ã CMK’
    T tuân thủ: áp dụng cho loại hình kiểm toán tuân thủ.
    1.1.2. Khái niệm và phân loại quy trình kiểm toán
    Quy trình kiểm toán là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong
    nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội.
    VD như: Quy trình sản xuất thép, quy trình đào tạo Đại học, quy trình
    soạn thảo văn bản pháp luật
    Xét về hình thức, quy trình là trình tự các giai đoạn, các bước công việc
    được sắp xếp (theo một trật tự) một cách khoa học, logic chặt chẽ cần phải
     
Đang tải...