Luận Văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác nguồn nhân lực tại công ty Công ty tnhh thương mại và ma

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1)Lý do chọn đề tài.
    Nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp trong quá trình lao động sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp theo hai hướng có lợi và không có lợi;do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của chính doanh nghiệp. Vậy đối với một doanh nghiệp thì nhân lực là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp đó. Nói ngắn gọn thì nhân lực làtài sản quan trọng nhất để một doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển.
    Vấn đề về nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò rất lớn trong việc thành bại của mỗi doanh nghiệp, nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt là trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay khi mới chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường thì nhu cầu về nguồn nhân lực lại càng là vấn đề bức xúc hơn bao giờ hết. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp
    Việc quản lý nguồn nhân lực không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương thức quản lý phù hợp tùy vào tình hình và điều kiện của doanh nghiệp. Bài viết tuy không đi sâu nhưng ít nhiều nêu bật được tầm quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những giải pháp để góp phần cho hoạt động quản lý nguồn nhân lực được tốt hơn cho doanh nghiệp ở Việt Nam.
    2)Đối tượng nghiên cứu: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ MAY CÔNG NGHIỆP ĐẠI TRIỂN.
    3) Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ chú trọng vào phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và đưa ra các giải pháp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, năng lực để làm việc tại công ty. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong Công ty TNHH TM và May công nghiệp Đại Triển.
    4) Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp quan sát.
    - Phương pháp phân tích và thu thập tài liệu.
    -Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê.
    5) Kết cấu đề tài: gồm 3 phần.
    - Phần mở đầu.
    - Phần nội dung.
    + Chương I: Cơ sở lý luận.
    + Chương II: Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH TM và May công nghiệp Đại Triển.
    + Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH TM và May công nghiệp Đại Triển.
    - Phần kết luận.


    CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN.

    1) Các khái niệm.
    - Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản trị liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đó.
    - Hoạch định nguồn nhân lực (HR Planning): quá trình dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và khả năng cung cấp của doanh nghiệp, xác định mức độ thiếu hụt về nguồn nhân lực và đưa ra các kế hoạch hành động nhằm đáp ứng những nhu cầu đó.
    - Hoạch định nguồn nhân lực chiến lược (Strategic HR Planning): quan tâm tới trí lý kinh doanh, mục tiêu và chiến lược, đi trước lập kế hoạch nguồn nhân lực.
    - Tuyển chọn nhân viên: là quá trình kiểm tra, trắc nghiệm phỏng vấn và quyết định tuyển một người vào làm việc theo đúng yêu cầu của tổ chức đã đề ra.
    - Đào tạo: bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của một cá nhân đối với công việc hiện hành.
    - Phát triển: bao gồm các hoạt động chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu của tổ chức khi nó thay đổi và phát triển.
    2) Chức năng của quản trị nguồn nhân lực.
    - Hoạch định.
    - Thu hút và tuyển chọn.
    - Xây dựng và phát triển.
    -Động viên và quản lý.
    3) Quy trình hoạch định nguồn nhân lực.
    4) Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực.
    + Yếu tố môi trường bên ngoài.
    - Môi trường bên ngoài đang thay đổi rất nhanh và thậm chí sẽ còn thay đổi nhanh hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
    - Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh tranh khốc liệt: quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang đe dọa tất cả các ngành kinh doanh.
    - Văn hóa Việt Nam và một số thông lệ tại công sở buộc phải thực hiện để
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...