Luận Văn Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Vi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề. 3
    5. Kết cấu của chuyên đề. 3
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại. 4
    1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 4
    1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 4
    1.2. Rủi ro tín dụng 5
    1.2.1. Khái niệm 5
    1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 5
    1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng 7
    1.3. Quản trị rủi ro tín dụng ở NHTM 7
    1.3.1. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng 7
    1.3.2. Công cụ đo lường rủi ro tín dụng 8
    1.3.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 11
    1.3.4. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 14
    1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 15
    1.4.1. Nhân tố khách quan 15
    1.4.2. Nhân tố chủ quan 17
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 20
    2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 20
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 20
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long 21
    2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2008-2011 22
    2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 24
    2.2.1. Thực trạng rủi to tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 24
    2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 28
    2.3. Đánh giá về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 41
    2.3.1. Kết quả đạt được 41
    2.3.2. Những mặt hạn chế 42
    2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 43
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 46
    3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 46
    3.1.1. Định hướng chung. 46
    3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng 47
    3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 47
    3.2.1. Về chấm điểm và phân loại khách hàng. 47
    3.2.2. Trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay 49
    3.2.3. Nâng cao hiệu quả trong việc thu thập và sử dụng thông tin trong hoạt động tín dụng 50
    3.2.4. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD 51
    3.2.5. Tăng cường giám sát và thu hồi những khoản nợ xấu 53
    3.2.6. Một số biện pháp khác 53
    3.3. Kiến nghị 55
    3.3.1. Kiến nghị đối với Ban Giám đốc Chi nhánh và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. 55
    3.3.2. Kiến nghị với NHNN và các cơ quan chức năng 56
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phụ lục 1:Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp
    Phụ lục 2: Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ
    Phụ lục 3: Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý
    Phụ lục 4: Chấm điểm tình hình tài chính và uy tín giao dịch
    Phụ lục 5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác
    LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong nền kinh tế hiện đại, hệ thống tài chính là hệ thống xương sống, nó giống như một chất kích thích, một chất bôi trơn cho nền kinh tế. Hệ thống tài chính lành mạnh, hoạt động tốt thì nền kinh tế sẽ phát triển nhanh và bền vững. Ngược lại, khi hệ thống tài chính còn tồn tại nhiều bất cập, hoạt động thiếu hiệu quả thì nền kinh tế không thể phát triển bền vững và chứa đựng trong đó nhiều rủi ro tiềm tàng Trung tâm của hệ thống tài chính là thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, trong đó hệ thống ngân hàng thương mại là bộ phận quan trọng nhất. Ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính quan trọng nhất, đây là hệ thống tạo ra hệ số nhân tiền tệ trong nền kinh tế, trợ giúp và đẩy nhanh quá trình lưu chuyển vốn trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng thương mại là bộ phận trợ giúp và cũng là công cụ đắc lực để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, phát triển thị trường.
    Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống, nòng cốt nhất, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động phức tạp, mang lại rủi ro lớn nhất cho các ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra ảnh hưởng không chỉ với bản thân ngân hàng mà là toàn hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta vừa chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 mà đến nay cả thế giới vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được hậu quả của nó, một cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ hệ thống Ngân hàng Mỹ có nguồn gốc từ các khoản nợ dưới chuẩn trong này có thể thấy tác động của hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng không chỉ tác động mạnh tới toàn bộ nền kinh tế của một nước mà còn tác động vô cùng to lớn tới nền kinh tế thế giới.
    Thấy được tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế, các ngân hàng đã không ngừng nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng. Một chính sách đúng đắn, với việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, đảm bảo thu nhập cho ngân hàng, tác động tốt tới nền kinh tế nói chung. Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro yêu cầu các Ngân hàng thương mại thực hiện: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, quyết định 18/2007 sửa đổi quyết định 493/2005, quyết định 475/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của thống đốc NHNN về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHNN, thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, luật các tổ chức tín dụng 2010 .
    Sau khủng hoảng tài chính 2008, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này những dòng vốn từ các ngân hàng thương mại đặc biệt là dòng vốn vay từ các ngân hàng Nhà nước như ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn là rất cần thiết để hỗ trợ sản xuất, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đưa nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với giải ngân vốn tín dụng, Ngân hàng cần có các biện pháp hợp lý để giám sát doanh nghiệp sử dụng đồng vốn có hiệu quả và đúng mục đích. Hàng loạt các vụ phá sản, tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng từ năm 2008 đến nay tăng vọt cho thấy Ngân hàng cần phả xem xét và đánh giá lại về công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
    Nhận định được tình hình trên, là một sinh viên thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triền Nông thôn Thăng Long, em chọn nghiên cứu đề tài chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long”
    2. Mục đích nghiên cứuKhái quát những vấn đề chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
    Phân tích tình hình thực tiễn về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
    Đưa ra một số giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long; đưa ra một số kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam, NHNN và các cơ quan chức năng
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long
    Phạm vi nghiên cứu: khảo sát hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thăng Long từ năm 2008 đến 2011, chủ yếu chú trọng tới hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...