Luận Văn Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản Có. Chính vì vậy mà nghiệp vụ tín dụng được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ phức tạp, có độ rủi ro cao và quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề cần được các NHTM quan tâm hàng đầu.
    Thực tế tại ngân hàng TMCP Công thương – chi nhánh Thừa Thiên Huế cho thấy, phần lớn hoạt động tín dụng tập trung đối với KHDN - chiếm tỷ trọng 80% - 90% trong danh mục đầu tư và cho vay. Với một tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cao như vậy nhưng trong năm 2009 không tồn tại nợ quá hạn đối với nhóm đối tượng này. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Cho nên trong thời gian tới chi nhánh rất quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro các khoản vay bởi ngân hàng lo ngại sẽ xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp có hợp đồng vay vốn trong hạn tìm cách trả nợ cũ để được vay hỗ trợ lãi suất nhưng sau đó sử dụng vốn không theo đối tượng được hỗ trợ lãi suất gây ảnh hưởng đến việc thu hồi lãi tiền vay đã được hỗ trợ trước đó. Như vậy, nếu ngân hàng không có sự quản lý chặt chẽ đối với các doanh nghiệp thì việc cho vay mới có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cao trong những năm tới. Bên cạnh đó, với tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế: lạm phát, những bất ổn về tài chính - tiền tệ, sự biến động thất thường của tỷ giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm hạn chế hoặc mất khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
    Vậy vấn đề đặt ra đối với NHCT – Huế là làm sao đảm bảo thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng hạn từ các khoản tín dụng đối với KHDN nhằm mang lại thu nhập và tránh rủi ro tín dụng ? Trước tính cấp thiết đó cùng với việc được nhận thực tập tại đây, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương - chi nhánh Thừa Thiên Huế ” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    -Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về RRTD và quản lý rủi ro tín dụng.
    - Phân tích thực trạng và đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Huế .
    - Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Huế.
    - Tìm hiểu và đánh giá các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đã và đang được áp dụng tại Vietinbank Huế.
    - Đề xuất biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Huế.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: rủi ro tín dụng và quản lý RRTD đối với KHDN.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về mặt nội dụng: Rủi ro của hoạt động cho vay đối với KHDN ( một bộ phận của rủi ro tín dụng ).
    + Về mặt thời gian: Từ năm 2007 – 2009.
    + Về mặt không gian: Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thừa Thiên Huế.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê: là thống kê những thông tin, số liệu thu thập được để từ đó tập hợp những thông tin và số liệu cần thiết cho đề tài.
    - Phương pháp phân tích: là việc dựa trên những dữ liệu sẵn có để thực hiện phân tích, trong đó bao gồm phân tích về tốc độ tăng, giảm, về tỷ trọng các chỉ tiêu.
    - Phương pháp so sánh đánh giá: là việc dựa vào những dữ liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối chiều về số tương đối, số tuyệt đối, sự tăng giảm các giá trị cần nghiên cứu.
    - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp : là việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các cán bộ nhân viên trong ngân hàng để thu thập số liệu và ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...