Báo Cáo Thực trạng và giải pháp giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại thành phố đà nẵng

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, không những trên thế giới mà ở Việt Nam vấn đề bạo lực nói chung, bạo lực đối với phụ nữ được mọi cấp lãnh đạo quan tâm. Sở dĩ như vậy vì bạo lực gia đình làm tổn thương đến sức khoẻ, thể xác và tổn thương tinh thần không chỉ cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Chính vì vậy, bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, Thành phố Đà Nẵng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu để giúp hình dung một cách tổng thể và toàn diện về tình trạng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ. Do đó, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu nghiêm túc về bạo lực và nhanh chóng tìm ra những giải pháp hợp lý cho các nhà lãnh đạo các cấp đưa ra những quyết định quản lý
    đúng đắn.
    Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích tình hình bạo lực gia đình do người chồng gây ra đối với người vợ trong năm 2007. Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp mô hình hoá, phương pháp thống kê Khi phân tích, đề tài sử dụng phần mềm thống kê chuyên nghiệp SPSS.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    - Đánh giá hiện tượng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ tại Tp. Đà Nẵng đã phổ biến hay chưa.
    - Tìm ra nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến bạo lực gia đình đối với người phụ nữ.
    - Đánh giá được hậu quả nghiêm trọng của bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, cộng đồng
    - Từ phân tích, tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ ở thành phố Đà Nẵng.




    Nguồn số liệu
    Đề tài sử dụng số liệu điều tra sơ cấp 600 phụ nữ, 300 nam giới trên địa bàn Tp. Đà Nẵng
    và 90 cán bộ lãnh đạo quản lý. Ngoài ra, đề tài sử dụng số liệu thu thập tại các cơ quan chính quyền, luật pháp tại Đà Nẵng

    NỘI DUNG

    1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bạo lực gia đình
    1.1. Các quan điểm về bạo lực gia đình
    Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như
    sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”.
    Ở Việt Nam, 21/11/2007, trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XII đã thông qua bản dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
    1.2. Các hình thức bạo lực gia đình
    Bạo lực thể chất gồm những hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực thường sử dụng sức
    mạnh cơ bắp (tay, chân) hoặc công cụ (thậm chí cả vũ khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhận.
    Bạo lực tinh thần gồm những hành vi nhằm hành hạ tâm lý và những lời nói sỉ nhục, đe
    doạ, sự lãng quên, bỏ rơi người thân không quan tâm.
    Bạo lực về kinh tế gồm các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ thuộc về tài chính, bao gồm các hành vi sau: Ngừng hỗ trợ về tài chính và ngăn cản nạn nhân có một nghề nghiệp, công việc hợp pháp; Tước đoạt hay đe doạ tước đoạt các nguồn tài chính về quyền sử dụng, thừa hưởng của vợ, chồng, cộng đồng và quyền sở hữu tài sản nói chung; Phá huỷ tài sản trong gia đình
    Bạo lực tình dục gồm các hành vi sau như cưỡng ép quan hệ tình dục, ngăn chặn sử dụng các biện pháp tránh thai hay bắt ép mang hoặc phá thai theo ý muốn của chồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...