Luận Văn Thực trạng và giải pháp điều tiết nhập siêu ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế nước ta năm 2009 đứng hàng thứ hai Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Thêm vào đó, năm 2007, nước ta chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Giờ đây, thắm thoắt đã bốn năm trôi qua kể từ khi chúng ta bước chân vào sân chơi thương mại toàn cầu ấy. Sau những niềm vui ban đầu cũng như những tác động tích cực WTO mang đến cho ta, hiện tại chúng ta lại phải đối mặt với những thách thức lớn xuất phát từ chính cuộc chơi này như lạm phát tăng cao, sự cạnh tranh từ nước ngoài đe dọa đến chương trình công nghiệp hóa tương lai của đất nước hay chất lượng của các dự án FDI gây bức xúc Nhưng đề tài thu hút sự quan tâm nhất, nổi cộm nhất trong thời gian vừa qua lại là nhập siêu. Điều này xuất phát từ thực tế là Việt Nam luôn luôn nhập siêu, và nhập siêu ngày càng nhiều.
    Nhập siêu (hay còn gọi là thâm hụt cán cân thương mại), vẫn thường được nhắc đến như một dấu hiệu không tốt của một nền kinh tế. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và vượt qua mức độ cho phép có thể gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và ở mức trầm trọng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ. Đối với các nước đang phát triển trong thời kì công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế như Việt Nam, nhập siêu là điều không thể tránh khỏi vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế nên tăng trưởng xuất khẩu không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng sẽ cho thấy sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng.
    Trong giai đoạn 2005 – 2010, cán cân thương mại của Việt Nam liên tục bị thâm hụt. Đặc biệt từ khi gia nhập vào WTO thì ta lại càng lún sâu hơn vào tình trạng này, cán cân thương mại trong những năm gần đây tiếp tục xấu đi trong khi khả năng tài trợ cho các khoản thâm hụt đó trở nên thiếu bền vững hơn. Thêm vào đó, cơ cấu nhập siêu bất hợp lí của nước ta cũng rất đáng báo động. Đâu là hướng đi cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô điều tiết nhập siêu theo hướng có lợi? Đâu là giải pháp giúp ta vừa có thể mở cửa hội nhập vừa có thể thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của nhập siêu? Đâu là một cơ cấu nhập siêu hợp lí? Với những câu hỏi vừa nêu thì việc phân tích “Thực trạng và giải pháp điều tiết nhập siêu ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010” để từ đó rút ra những câu trả lời hợp lý là việc làm cần thiết.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và điều tiết nhập siêu trong thời gian tới, giai đoạn 2011 – 2020.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích và đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010.
    - Phân tích tình hình nhập siêu ở Việt Nam qua nhiều phương diện: kim ngạch nhập siêu qua các năm, các thị trường và mặt hàng nhập siêu chính, nguyên nhân và ảnh hưởng của nhập siêu đối với nền kinh tế.
    - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm điều tiết nhập siêu, hướng đến một cơ chế cán cân thương mại hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Thu thập số liệu thứ cấp từ một số trang web và sách báo tham khảo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
    3.2. Phương pháp phân tích
    - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam.
    - Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối dựa trên kim ngạch xuất nhập khẩu (tính bằng tỉ USD) và phương pháp so sánh số tương đối dựa trên tốc độ tăng của nhập siêu (tính bằng %) để phân tích thực trạng của vấn đề nhập siêu ở nước ta.
    - Sử dụng phương pháp suy luận đề xuất ra các giải pháp điều tiết nhập siêu, bình ổn nền kinh tế.

    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Phạm vi không gian
    Thị trường xuất nhập khẩu ở Việt Nam
    4.2. Phạm vi thời gian
    - Số liệu thu thập từ năm 2005 đến năm 2010
    - Đề tài được làm từ ngày 20 tháng 1 năm 2011 đến 21 tháng 3 năm 2011
    4.3. Phạm vi nội dung
    Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động và kết quả hoạt động xuất nhập khẩu cũng như kim ngạch nhập siêu qua các năm.




    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    2.1. Mục tiêu chung 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    3. Phương pháp nghiên cứu 2
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2
    3.2. Phương pháp phân tích 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 3
    4.1. Phạm vi không gian 3
    4.2. Phạm vi thời gian 3
    4.3. Phạm vi nội dung 3
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Một số khái niệm 4
    1.1.1. Cán cân thương mại 4
    1.1.2. Nhập siêu 4
    1.2. Mối quan hệ giữa nhập siêu với các biến số kinh tế 5
    1.2.1. Nhập siêu và khả năng cạnh tranh quốc gia trên thị trường thế giới 5
    1.2.2. Nhập siêu và tỷ giá hối đoái 5
    1.2.3. Nhập siêu và thu nhập quốc dân 5
    1.2.4. Nhập siêu và các chính sách thương mại và phát triển kinh tế 5
    Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
    2.1. Thực trạng của vấn đề nhập siêu 7
    2.1.1. Sự biến đổi của kim ngạch nhập siêu qua các năm 7
    2.1.2. Cơ cấu nhập siêu 8
    2.2. Nguyên nhân của nhập siêu 12
    2.2.1. Nguyên nhân khách quan 12
    2.2.2.Nguyên nhân chủ quan 13
    2.3. Ảnh hưởng của nhập siêu đối với nền kinh tế Việt Nam 15
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU TIẾT NHẬP SIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI, GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
    3.1. Giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ 17
    3.2. Giải pháp liên quan đến chính sách tài chính 18
    3.3. Các giải pháp khác 18
    PHẦN KẾT LUẬN
    Kết luận 21
    Tài liệu tham khảo 22
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...