Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng hoá ở 1 số ngành

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    Lời mở đầu 2

    Chương I

    Vai trò của việc phát triển xuất khẩu và công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế và đối với nước ta

    1. Vai trò của công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế và đối với nước ta.

    1.1 Hoạt động sản xuất chế biến.

    1.2 Vị trí công nghiệp chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp

    1.3 Vai trò công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế và đối với nước ta.

    2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế và đối với nước ta.

    2.1 xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.

    2.2 xuất khẩu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

    2.3 xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.

    2.4 xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

    3. Mối quan hệ công nghiệp chế biến và xuất khẩu đối với nền kinh tế và đối với nước ta.

    Chương II

    Thực tế công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở một số ngành sản phẩm cụ thể

    1.Tình hình sản xuất, chế biến ở một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

    1.1 Ngành nông sản chế biến

    1.2 Về thị trường xuất khẩu các nông sản.

    1.3 Ngành thuỷ sản :

    1.4.Ngành dệt may.

    1.5 Ngành da giầy:

    2.Những hạn chế về công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở một số ngành sản phẩm .

    2.1 Hàng ở ngành nông sản

    2.2 Ngành dệt may.

    2.3 Ngành da giầy

    Chương 3

    Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng hoá ở một số ngành sản phẩm cụ thể

    1. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngành nông sản

    2 Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở ngành dệt may

    2.1 Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu:

    2.2 Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư

    2.3 Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu sang nước thứ ba.

    2.4 Nâng cao khả năng canh tranh của sản phẩm.

    2.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu:

    3. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở ngành da giầy

    4. ý kiến đề xuất

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo







    LỜI MỞ ĐẦU

    T

    rong những năm vừa qua nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước cùng với sự lỗ lực, cố gắng của toàn dân, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. Tuy nhiên hàng hoá xuất khẩu của Việt nam phần lớn ở dạng thô, sơ chế nên giá trị xuất khẩu thường thấp khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường còn hạn chế. Hơn nữa một số mặt hàng tuy đạt kim ngạch xuất khẩu cao như nông sản, may mặc, giầy dép nhưng phần lớn là hàng gia công theo đơn đặt hàng nên giá trị thực thu ngoại tệ còn thấp.

    Do đó đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến theo hướng xuất khẩu nhằm tận dụng nguồn lực hiện có về lao động, tài nguyên thiên nhiên . nhằm nâng cao tỷ trọng hàng qua chế biến sâu. Trong cơ cấu tỷ trọng hàng xuất khẩu từ đó tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt nam trên thị trường trong nước và quốc tế là một vấn đề có tính chiến lược như quan điểm của Đảng ta đã định rõ “Xây dựng nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới. Hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”.

    Qua đó vấn đề đẩy nhanh tiêu thụ công nghiệp chế biến theo hướng xuất khẩu không phải là vấn đề riêng của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề chung cho toàn xã hội. Đó là lý do em chọn đề tài này nghiên cứu để hoàn thiện thêm kiến thức cho bộ môn chuyên nghành Quản Trị kinh doanh tổng hợp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong bài viết này em không tránh khỏi những khiếm khuyết em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của thày giáo để bài viết sau của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Mạnh Quân về những ý kiến nhận xét, đóng góp thiết thực của thầy để em có thể hoàn thành bài viết này.




    CHƯƠNG I

    VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ ĐỐI VỚI NƯỚC TA

    1. Vai trò của công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế và đối với nước ta.

    1.1 Hoạt động sản xuất chế biến.

    Hoạt động sản xuất, chế biến là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng trong đời sống.

    + Nguyên liệu nguyên thuỷ chính là các sản phẩm của các ngành công nghiệp khai thác và của ngành nông nghiệp.

    + sản phẩm trung gian là các sản phẩm được coi là nguyên liệu cho quá trình sản xuất, chế biến tiếp theo.

    + sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã ra khỏi quá trình sản xuất, chế biến để đưa vào sử dụng hoặc tiêu dùng trong đời sống.

    Hoạt động sản xuất, chế biến là một trong ba hoạt động chủ yếu của công nghiệp đó là:

    + Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyênliệu nguyên thủy

    + sản xuất và chế biến các nguyên liệu nguyên thuỷ thành những sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu khác nhau của xã hội.

    + Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.

    1.2 Vị trí công nghiệp chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp

    Căn cứ vào tính chất biến đổi đối tượng lao động trong quá trình tạo ra sản phẩm và vị trí sản phẩm trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng toàn bộ sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm ngành lớn đó là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

    Công nghiệp khai thác bao gồm các ngành khai thác các quặng kim loại, phi kim loại, dầu khí, gieo trồng hoặc khai thác các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...