Luận Văn Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa hoạt động dịch vụ các hợp tác xã nông nghiệp An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Giới thiệu
    Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, Việt Nam gia nhập Tổ chức
    Thương mại Thế giới với sự cạnh tranh ngày một gay gắt thì vai trò của hợp tác trong
    sản xuất kinh doanh (SX - KD) ngày một quan trọng. Một hình thức hợp tác sản xuất đã
    trở nên khá phổ biến và có những đóng góp tích cực trong nông nghiệp, đó là hợp tác xã
    nông nghiệp (HTXNN). Quá trình phát triển HTXNN ở nước ta nói chung, ở An Giang
    nói riêng đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng nó luôn là nội dung mang tính chiến
    lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
    Ở tỉnh An Giang, từ khi có Nghị quyết 13/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương
    Đảng khoá IX (2002) và Đề án phát triển HTX giai đoạn 2001-2005 của Ủy ban nhân
    dân (UBND) tỉnh (2001), tình hình hoạt động của các HTXNN trong tỉnh đạt những
    thành tựu đáng khích lệ, nội dung hoạt động của đa số HTXNN có sự chuyển biến rõ
    nét. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, qua 5 năm xây dựng và
    phát triển từ năm 2001 - 2005, số lượng HTXNN trong tỉnh An Giang đã tăng 13%, số
    xã viên tham gia tăng lên 24%, vốn thực tế huy động tăng lên gấp 4 lần, Song song
    đó, tổng doanh thu của các HTXNN tăng lên gấp 3,1 lần, tổng lợi nhuận tăng 3,9 lần,
    theo đó thì tỷ lệ HTXNN khá, mạnh cũng tăng lên đáng kể (30%) (Võ Thị Nên, 2005).
    Trước đây đa số các HTXNN thực hiện dịch vụ bơm tưới là chủ yếu, sau khi đề án của
    UBND tỉnh ra đời nhiều HTXNN từng bước mở rộng hoạt động dịch vụ. Năm 2007, với
    99 HTXNN trong tỉnh đã có 91 HTX làm dịch vụ bơm tưới, 12 HTX có dịch vụ cày xới,
    12 HTX có dịch vụ sấy lúa, 8 HTX có dịch vụ cung ứng vật tư, 16 HTX có dịch vụ
    nhân giống, 10 HTX có dịch vụ tiêu thụ nông sản, 13 HTX thực hiện dịch vụ tín dụng
    nội bộ (TDNB), . Trong đó nhiều HTXNN đã đi vào SX - KD tổng hợp, vừa làm dịch
    vụ hỗ trợ sản xuất và hoạt động thương mại với khoảng 41,49% HTXNN thực hiện từ 2
    đến 4 dịch vụ và 9,57% HTXNN thực hiện trên 4 dịch vụ, còn lại là các HTXNN chỉ
    hoạt động 1 dịch vụ chiếm 48,94% (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2008).
    Trong những năm qua, tuy các HTXNN đã mở nhiều dịch vụ sản xuất nông nghiệp phục
    vụ nông dân nhưng cũng có một số dịch vụ hoạt động không hiệu quả, nhiều HTXNN
    đã giải tán, nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Theo báo cáo của
    Sở Nông Nghiệp và PTNT An Giang (2007), số HTXNN yếu kém vẫn còn cao chiếm
    9,41% và sự chuyển biến của các HTXNN còn gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp,
    trong đó nổi bật là do trình độ cán bộ quản lý HTXNN còn hạn chế và chưa đáp ứng
    được những yêu cầu đa dạng và phức tạp của cơ chế thị trường. Xuất phát từ những yếu
    kém này, mà nhiều HTXNN tại địa phương trong tỉnh đều rất đơn điệu trong các hoạt
    động kinh doanh, dịch vụ của mình, phần lớn chưa đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày
    càng tăng của người dân trong sản xuất nông nghiệp. Ở An Giang nói riêng và đồng
    bằng sông Cửu Long nói chung, các HTXNN hiện nay hoạt động chủ yếu là dịch vụ đầu
    vào trong sản xuất nông nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu xã viên và nông hộ còn rất
    hạn chế. Theo Mai Văn Nam (2005), ở đồng bằng sông Cửu Long các dịch vụ tiêu thụ
    sản phẩm, chế biến và dịch vụ vận chuyển chỉ đáp ứng được từ 1,61 - 4,44% nhu cầu xã
    viên.
    Trước tình hình đó, việc tiến hành đánh giá, phân loại và tìm hiểu những khó khăn trở
    ngại của các HTXNN, tổng kết các hoạt động HTXNN có hiệu quả, xác định nhu cầu
    2
    dịch vụ của người dân để mở rộng hoạt động SX - KD phù hợp với tình hình thực tế là
    rất cần thiết. Vì vậy, đề tài “đánh giá thực trạng và giải pháp đa dạng hóa hoạt động của
    các HTXNN ở tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của
    các HTXNN và góp phần đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của người dân trong
    quá trình sản xuất nông nghiệp.
    Hơn nữa, hiện nay việc sản xuất tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá
    thành sản phẩm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là đặc biệt quan trọng và cần
    thiết nên kết quả nghiên cứu này cũng sẽ là căn cứ quan trọng để các sở ban ngành có
    liên quan trong tỉnh hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp nông dân và nông
    thôn trong thời gian tới.
    2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu tổng quát nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các HTXNN tại tỉnh An
    Giang và góp phần đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của người dân trong quá
    trình sản xuất nông nghiệp.
    Mục tiêu cụ thể:
    - Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ của các HTXNN tỉnh An Giang
    - Đề xuất một số giải pháp giúp đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ nhằm tăng cường
    hiệu quả hoạt động của các HTXNN trong thời gian tới
    2.2 Nội dung nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
    - Mô tả hiện trạng hoạt động dịch vụ các HTXNN tỉnh An Giang
    - Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của các HTXNN tỉnh An Giang
    - Xác định mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro của các HTXNN
    - Đề xuất một số giải pháp giúp đa dạng hóa hoạt động dịch vụ các HTXNN
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu tập trung vào 2 nhóm chính
    + Nhóm HTXNN chỉ hoạt động 1 dịch vụ
    + Nhóm HTXNN hoạt động từ 2 dịch vụ trở lên
    - Phạm vi nghiên cứu là các HTX hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất nông
    nghiệp tại các huyện Châu Phú, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
    Các số liệu sơ cấp về HTXNN thu thập chủ yếu là số liệu năm 2007.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1 Địa bàn nghiên cứu
    Dựa vào báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ HTXNN của các huyện trong tỉnh An
    Giang, đề tài đã thực hiện tại huyện Châu Phú, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới, đây
    là các huyện có nhiều loại hình dịch vụ nhất trong tỉnh (Phụ lục 1) (Sở Nông nghiệp và
    PTNT tỉnh An Giang, 2008).
    3
    4.2 Phương pháp thu thập số liệu
    4.2.1 Số liệu thứ cấp
    Các số liệu thứ cấp đã được thu thập gồm thông tin về hoạt động của HTXNN trong
    tỉnh An Giang, các báo cáo hằng năm liên quan đến tình hình hoạt động của các
    HTXNN tại địa bàn nghiên cứu và kể cả các công trình nghiên cứu hay đề tài có liên
    quan.
    4.2.2 Số liệu sơ cấp
    - Phỏng vấn chuyên gia (KIP) được áp dụng trên nhóm cán bộ am hiểu về HTXNN
    tại vùng, nhằm thu thập các nguồn thông tin mang tín đại diện về tình hình sản xuất
    và sự đa dạng các dịch vụ của HTXNN trong quá trình hỗ trợ cho người dân trong
    sản xuất nông nghiệp (Phụ lục 2). Đề tài đã phỏng vấn 1 nhóm KIP cấp tỉnh và 3
    nhóm KIP cấp huyện (huyện Châu Phú, huyện Phú Tân và huyện Chợ Mới). Trung
    bình mỗi nhóm KIP gồm 3 người - đại diện là: Chi cục HTX và PTNT tỉnh, Liên
    minh HTX tỉnh, Hội Nông dân, Phòng Nông nghiệp và PTNT và Phòng Kinh tế các
    huyện.
    - Phỏng vấn ban quản lý HTXNN về tình hình hoạt động SX - KD của các HTX,
    những thuận lợi và bất lợi của các HTXNN trong quá trình hoạt động dịch vụ bằng
    bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn (Phụ lục 3). Trên cơ sở chọn ngẫu nhiên phân
    tầng các HTXNN đang hoạt động theo tỉ lệ phân loại HTXNN mạnh, khá, trung
    bình theo tiêu chí phân loại của tỉnh (Phụ lục 4) để điều tra trực tiếp với tổng số
    mẫu là 29 HTXNN (Phụ lục 5).
    - Thảo luận nhóm theo phân loại hoạt động của HTXNN (đa hay đơn dịch vụ) nhằm
    tìm hiểu nhu cầu của xã viên về các loại hình dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp
    cũng như khả năng đáp ứng của HTXNN về các loại dịch vụ này và nhận ra những
    lợi ích của các hoạt động dịch vụ HTXNN đối với đời sống kinh tế - xã hội của
    người dân (Phụ lục 6). Mỗi huyện đã thực hiện 2 cuộc phỏng vấn nhóm (gồm 1
    nhóm xã viên tham gia HTXNN đa dịch vụ và 1 nhóm xã viên tham gia HTXNN
    đơn dịch vụ), mỗi cuộc phỏng vấn nhóm gồm 10 – 15 xã viên tham gia. Vậy tổng số
    cuộc phỏng vấn nhóm thực hiện là 6 nhóm (2 cuộc x 3 huyện).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...