Luận Văn Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​
    Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực đến kinh tế thế giới đang chứng tỏ dần những tiến bộ của văn minh nhân loại. Đối với Việt Nam trong thời gian sắp tới đây, cùng với thực hiện Hiệp định về thuế quan AFTA và việc đã chính thức gia nhập WTO từ năm 2007, thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó nước ta đã và đang tiến hành công cuộc hoàn thiện những thiếu sót trong hệ thống thuế để bắt kịp với những tiến bộ trong thời kì đổi mới. Trên thế giới, thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng được coi là một trong các nguồn thu ngân sách quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn chi chủ yếu cho các hoạt động hành chính sự nghiệp như: văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế và người bán hàng là người nộp thuế. Thuế là được coi là công cụ điều tiết công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điều tiết từ khu vực có thu nhập cao để giải quyết các vấn đề của người nghèo, hạn chế sự chênh lệch quá mức trong các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế. Trong Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 luật thuế Giá trị gia tăng đã được thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Sau hơn 12 năm thực hiện luật thuế này, nước ta cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện: điều chỉnh về phạm vi áp dụng về thuế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế Luật thuế được áp dụng đã góp phần thúc đấy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh những điểm tích cực thì ta cũng kể đến những tiêu cực như tạo hai “sân chơi” không bình đẳng, lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước để làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, lợi dụng những kẻ hở để trốn lậu thuế Vấn đề đặt ra là phải nhận biết được những tồn tại thiếu xót đó, tìm ra những giải pháp tích cực nhất để nhanh chóng hoàn thiện và dần đi đến ổn định để thuế GTGT phát huy tác dụng của nó cũng như tính ưu việt một cách có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế nước ta. Vậy làm thế nào để thuế GTGT trở thành một sắc thuế tiến bộ, góp phần thúc đẩy thúc đẩy sản xuất tạo nguồn thu nhập ổn định, dồi dào cho ngân sách, phù hợp với sự phát

    triển của nền kinh tế Việt Nam? Đang là một câu hỏi lớn đối với các nhà quản lí cũng như nhà lập pháp. Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, là sinh viên ngành quản trị kinh doanh có điều kiện nghiên cứu về môn thuế, chúng em xin trình bày một đề tài về thuế GTGT với nội dung: “Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam”. Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng, song trong quá trình làm bài tiểu luận không thể tránh được những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn đọc để nhóm hoàn thiện hơn bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn !





    MỤC LỤC​

    PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .4

    1.1 KHÁI NIỆM: 4
    1.2 CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM: .4
    1.3 ĐÔI NÉT VỀ THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM. 5
    1.3.1 Đối tượng chịu thuế GTGT 5
    1.3.2 Người nộp thuế GTGT .5
    1.3.3 Đối tượng không chịu thuế GTGT .6
    1.3.4 Căn cứ tính thuế GTGT .8 a/ Giá tính thuế 8 b/ Thuế suất . 10 1.3.5 Phương pháp tính thuế 11
    a/ Phương pháp khấu trừ thuế 11​
    b/ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT . 11​
    1.3.6 Hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa dịch vụ 12
    1.3.7 Đăng kí, kê khai, nộp thuế .12 a/ Đăng kí thuế 12 b/ Kê khai thuế và nộp thuế GTGT 14
    PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM 16

    2.1 VỀ DIỆN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ KHÔNG CHỊU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG : 16
    2.2 VỀ THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG: 21
    2.3 VỀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC KHẤU TRỪ, ĐƯỢC HOÀN THUẾ 23
    2.4 VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN .25

    PHẦN 3: NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM .27

    3.1 VỀ CHÍNH SÁCH .27
    3.1.1 về đối tượng chịu thuế .27
    3.1.2 Về thuế suất .29
    3.1.3 về phương pháp tính thuế .30
    3.1.4 Về chế độ hóa đơn chứng từ .31
    3.1.5 khấu trừ kê khai thuế, hoàn thuế .32
    3.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN THUẾ .33
    3.3 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN .34

    PHẦN 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM 35

    4.1. VỀ CHÍNH SÁCH 35
    4.1.1. Đối tượng chịu thuế 35
    4.1.2. Thuế suất 36
    4.1.3. Phương pháp tính thuế .37
    4.1.4. Hóa đơn, chứng từ 37
    4.1.5. Khấu trừ, kê khai, hoàn thuế GTGT .38
    4.1.6. Vấn đề ưu đãi thuế .39
    4.1.7. Chuẩn hóa các quy định pháp luật về thuế GTGT .40
    4.2. VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ .40
    4.2.1. Cơ chế tự khai – tự nộp 40
    4.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện công tác quản lý thuế 41
    4.2.3. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp trên 42

    PHẦN 5: KẾT LUẬN .44
     
Đang tải...