Luận Văn Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

    Lời mở đầu .1


    Chương 1: Bảo hiểm thất nghiệp trong mối tương quan vói bảo hiểm xã
    hội 3
    1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội 3
    1.1.1 Sơ lược về lịch sử ra đời của bảo hiểm xã hội 3
    1.1.2 Khái niêm về bảo hiểm xã hội 10
    1.1.3 Bản chất của bảo hiểm xã hội 10
    1.1.4 Vai trò của bảo hiểm xã hội 11
    1.1.5 Phân biệt bảo hiểm kinh doanh và bảo hiểm xã hội 12
    1.2 Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao đông 13
    1.2.1 Những vẩn đề chung về thất nghiệp 13
    1.2.2 Phân loai và nguyên nhân của thất nghiệp 14
    1.2.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế xã hội . 16
    1.2.4 Khái niêm về bảo hiểm thất nghiệp 17
    1.2.5 Sư cần thiết của bảo hiếm thất nghiệp trong xã hội ngày nay. 18
    1.2.6 Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 19
    1.2.7 Phân biệt bảo hiểm thất nghiệp và trơ cấp thất nghiệp 19
    1.3 Nhà nước tổ chức quản lý bảo hiểm thất nghiệp 20
    1.4 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của một số nước phát triển trên thế
    giới 20
    1.4.1 Khái quát chung về bảo hiếm thất nghiệp ở Mỹ 20
    1.4.2 Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Thụy Điển 25


    Chương 2: Quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động 28


    2.1 Quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng áp dụng.28


    2.1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp 28


    2.1.2 Thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 32


    2.1.3 Điều kiện để người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp .36


    2.1.4 Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp và các hỗ trợ khác cho người


    lao động bị thất nghiệp .37


    2.1.5 Các trường hợp tạm dừng và chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp 39


    2.1.6 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp .41


    2.1.7 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiếm thất nghiệp 44

    2.1.8 Khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp .46


    2.1.9 Tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên thực tế 47


    2.2 Một số kiến nghị về bảo hiểm thất nghiệp 48


    Kết luận .52

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến việc chuyển Đối cơ cấu kinh tế và đặc biệt hàng năm trên cả nước có trên 1 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn, vì hai nguyên nhân trên nên tỷ lệ thất nghiệp nước ta ngày càng tăng nhanh. Nếu tình trạng thất nghiệp cứ tiếp tục gia tăng như hiện nay mà không có biện pháp hạn chế thì nó không chỉ tác động trực tiếp đến đời sống người lao động mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế đất nước và vấn đề an sinh xã hội. Vì thế thất nghiệp đã trở thành một vấn đề kinh tế -xã hội bức bách rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm , và vì mục tiêu “ Dân giàu, Nước mạnh - Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nên việc hạn chế tỷ lệ thất nghiệp là nền tảng để xây dựng mục tiêu trên. Hơn thế nữa, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những tệ nạn xã hội và là tiền đề của các loại tội phạm như: trộm, cướp, giết người .Song, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa xã hội.


    Thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu, không một quốc gia nào là ngoại lệ, điều này có nghĩa là một đất nước phát triển đến mức độ nào đi nữa thì vẫn không tránh khỏi tình trạng thất nghiệp xảy ra và các quốc gia hơn nhau ở chỗ là họ làm như thế nào để tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước ở mức thấp nhất. Trước những tác hại không hề nhỏ của thất nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như thế, thì chúng ta cần phải có những biện pháp thiết thực để hạn chế tỷ lệ thất nghiệp một cách hiệu quả. Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự gia tăng của thất nghiệp, nghị định 127/CP được chính phủ ban hành ngày 12/12/2008 như một bước tiến mới cho việc chuẩn bị đưa bảo hiểm thất nghiệp áp dụng vào thực tiễn. Đây là giải pháp hoàn toàn mới ở Việt Nam nhưng đẫ được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng khá thành công như Mỹ và Thụy Điển, là hai nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất nhưng họ cũng rất quan tâm đến vấn đề thất nghiệp. Qua 2 năm thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp tuy đã đạt được kết quả khả quan, bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn trong vấn đề áp dụng vì đây là quy định quá mới đối với người lao động và kể cả nhà nước. Vì thế nên có những bài viết nghiên cứu và cho ý kiến về vấn đề này nhằm hoàn thiện nó.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Do bảo hiểm thất nghiệp là một quy định rất mới ở nước ta nên việc ban hành các văn bản hướng dẫn và áp dụng bảo hiểm thất nghiệp trên thực tế còn rất nhiều thiếu xót và không ít khó khăn. Mặc dù đã qua hơn 2 năm thực hiện nhưng hành lang pháp lý về bảo hiểm thất nghiệp còn rất nhiều lỗ hỏng, điều này làm cho việc áp dụng trên thực tế gặp nhiều vướng mắc, vì thế việc chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ”, người viết nhằm nghiên cứu chủ yếu vào thực trạng của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp trên thực tế, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị với mục đích hoàn thiện hệ thống các quy định về bảo hiểm thất nghiệp. Qua việc nghiên cứu đề tài này người viết có thể nghiệm thu lại một mảng kiến thức được tích lũy trong suốt thời gian học tập ở bậc đại học. Thông qua việc nghiên cứu này sẽ giúp cho người viết và người đọc hiểu thêm hơn nữa về những quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Trong bài viết tác giả có trình bày sơ lược về các quy định về bảo hiểm thất nghiệp của Mỹ và Thụy Điển, qua đó ta có thể so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của hai nước trên. Từ đó tiếp thu những cái hay của họ, kế đến ta xem xét những quy định nào phù hợp có thể áp dụng vào pháp luật nước ta nhằm giúp cho bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam phát triển lảm tiền đề để hệ thống an sinh xã hội vững mạnh và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động.

    3. Phạm vi nghiên cứu


    Như đã nói trên bảo hiểm thất nghiệp là một quy định mới được triển khai thực hiện ở Việt Nam, tuy các quy định xoay quanh vấn đề này không nhiều nhưng khi đưa vào áp dụng thì thật sự rất khó khăn, còn nhiều qui định chưa rõ ràng nên người viết không thể đề cập tất cả các khía cạnh của vấn đề mà chỉ đề cập đến những quy định cơ bản, khi đưa vào thực tế thì còn nhiều bất cập và vướng mắc. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cho vấn đề đó.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực tiễn của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, đây là một vấn đề mang tính chất lý luận tổng hợp nên người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích luật viết kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá các báo cáo về việc thực thi bảo hiểm thất nghiệp.


    5. Cấu trúc đề tài


    Đề tài gồm 2 chương, vấn đề được tập trưng ở chương 2. Bố cục của luận văn gồm 4 phần:


    - Lời mở đầu


    - Chương 1: Bảo hiểm thất nghiệp trong mối tương quan với bảo hiểm xã hội


    - Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thất nghiệp, Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động


    - Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

    • 47-.pdf
      Kích thước:
      20.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...