Luận Văn Thực trạng và giải pháp của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn sau hội nhập WTO đến nay

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO ( ngày 7/11/2006 ) đã có sự
    phát triển đáng kể. Trong sự phát triển đó phải kể đến thị trường tài chính mà đặc
    biệt là thị trường chứng khoán (TTCK), đã đóng góp không nhỏ trong sự phát
    triển chung của nền kinh tế. Với quy mô thị trường tăng mạnh qua các năm.
    Trong năm 2006, vốn hóa của thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22%
    GDP thì năm 2007 đã lên tới hơn 40% GDP. Về chỉ số Vn-Index đã lập kỷ lục.
    Lần đầu tiên trong lịch sử 7 năm hình thành TTCK, hàn thử biểu đạt đỉnh
    1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Nhưng từ cuối năm 2006 đến nay, tình hình
    kinh tế thế giới và trong nước có nhiều sự biến động mạnh mẽ về tỷ giá, nhiên
    liệu, thiên tai, dịch bệnh thể hiện rõ nét ở thị trường tài chính thế giới nói
    chung và cả châu Á nói riêng. Và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này cũng
    diễn biến rất phức tạp. Điển hình là liên tiếp sự sụt giảm giá chứng khoán trên hai
    sàn giao dịch Hà Nội và TP HCM. Chỉ số VN-Index ngày 9/1/2007 đã rơi xống
    mức thấp nhất so với cùng kỳ năm 2006 với 879,41 điểm. Đến 9 tháng đầu năm
    2008 chỉ số VN-Index biến động tăng giảm rất phức tạp. Đáy thị trường đã được
    xác lập khi kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6/2008 với 366,02 điểm. Nhưng đến
    ngày 23/10/2008 thì chỉ số VN-Index đã chính thức phá đáy kỷ lục với 360,43
    điểm. Vì thế đã gây thiệt hại không nhỏ đến sự ổn định và phát triển chung của
    nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, TTCK của một nước tăng trưởng cao, bền vững
    là biểu hiện của nền kinh tế của quốc gia đó phát triển thịnh vượng, ổn định, và
    an toàn. Cho nên để phát triển toàn diện và bền vững TTCK nước ta trong tương
    lai chúng ta phải nghiên cứu những vấn đề ảnh hưởng đến sự suy giảm của
    TTCK để đưa ra các chính sách phát triển thích hợp trong thời gian tới. Vì tầm
    quan trọng trên, cho nên rất cần thiết nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải
    pháp của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn sau hội nhập WTO
    đến nay”. Đó là lý do em chọn đề tài này.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    2.1. Mục tiêu chung:
    Phân tích thực trạng của TTCK Việt Nam sau hội nhập WTO đến nay,
    và đề xuất các giải pháp để phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
     Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt
    Nam giai đoạn sau hội nhập WTO đến nay.
     Phân tích các nhân tố tác động đến các nhà đầu tư khi tham gia
    TTCK Việt Nam giai đoạn sau hội nhập WTO đến nay.
     Đề ra các giải pháp để ổn định và phát triển lâu dài TTCK Việt Nam
    trong tương lai.

    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
     Không gian: Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội
     Thời gian sử dụng số liệu : từ tháng11/2006 đến tháng 10/2008
     Đối tượng nghiên cứu: nhà đầu tư trong nước và các công ty chứng
    khoán Việt Nam giai đoạn sau hội nhập WTO đến nay.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1 Phương pháp thu thập số liệu
    Chuyên đề sử dụng phương pháp thu thập số liệu về chỉ số VN-Index
    và biểu đồ biến động giao dịch chứng khoán thứ cấp về giá và khối lượng chứng
    khoán trên internet, sử dụng thông tin về tình hình hoạt động của TTCK Việt
    Nam hiện nay trên tạp chí chuyên môn.
    4.2 Phương pháp phân tích
    Phương pháp phân tích thống kê mô tả và so sánh các số liệu thứ
    cấp đã thu thập được từ tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam để thực hiện
    mục tiêu của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...