Chuyên Đề Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tự do hóa thương mại phát triển tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội để giao lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nước bạn. Thế nhưng, song song với quá trình tự do hóa thương mại, vấn đề môi trường có sự biến đổi mạnh mẽ theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và môi trường là vấn đề lớn của các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.


    Nhắc đến vấn đề Môi trường ở Việt Nam, cụ thể là nguồn nước trên địa bàn Hà Nội- một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam, lượng nước thải của thành phố thải ra hằng ngày là rất lớn và chủ yếu tập trung vào ba nguồn lớn: Nước thải sinh hoạt, từ sản xuất và bệnh viện. Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải của thành phố lại chưa có, còn của doanh nghiệp thì lại chỉ có một số ít doanh nghiệp có hệ thống xử lý, còn lại là hầu như thải trực tiếp ra môi trường từ đó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe đời sống của nhân dân, ảnh hưởng tới sản xuất cũng như gây mất mỹ quan đô thị. Để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác bảo vệ môi trường bằng phí môi trường với yêu cầu thực tế phát triển đời sống xã hội,bảo đảm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo chủ trương của Đảng và Chính phủ trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, thì Với xu thế "hội nhập kinh tế quốc tế", các doanh nghiệp Việt Nam phải hội nhập về các chuẩn mực hành xử trong quy tắc kinh doanh, trong đó có điều kiện tiên quyết là phát triển bền vững, trách nhiệm với môi trường thì Chính phủ cần áp dụng ngày càng nhiều hơn các biện pháp nhằm hạn chế hoặc giảm bớt tác động của các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của xã hội đối với môi trường như các quy định về thuế, phí môi trường nhằm khuyến khích ý thức tự bảo vệ môi trường. Chế độ thu phí sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, sản xuất sạch hơn bằng công nghệ tiên tiến, nhằm giảm thiểu lượng ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc thu phí còn giúp phục vụ cho công tác quản lý môi trường và cải thiện môi trường.


    Với những mục đích đó, tôi muốn tìm hiểu xem tình hình thu phí môi trường, đặc biệt là phí nước thải trên địa bàn Hà Nội để từ đó có cái nhìn toàn diện, cách đánh giá các vấn đề môi trường, nâng cao nhận thức và hiểu biết.


    2. Mục tiêu của chuyên đề
    Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những yêu cầu sau: Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng hoạt động thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội để từ đó nâng cao nhận thức của các tổ chức và cá nhân, tăng cường kiểm soát ô nhiễm, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững, làm trong sạch môi trường. Thứ hai, từ những thực trạng đó, đưa ra một số giải pháp để công tác thu phí nước thải bảo vệ môi trường được thực hiện một cách tốt hơn


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHÍ NƯỚC THẢI VÀ ĐỐI TƯỢNG CHỊU PHÍ NƯỚC THẢI 3
    1.1. Sơ lược về nước thải và các đặc trưng của nước thải 3
    1.1.1. Nước thải công nghiệp 3
    1.1.2. Nước thải sinh hoạt 5
    1.2. Tổng quan về phí môi trường 6
    1.2.1. Vài nét về công cụ kinh tế 6
    1.2.2. Khái niệm về phí môi trường 7
    1.2.2.1. Thuế Pigou 7
    1.2.2.2. Phí môi trường 7
    1.2.3. Sự cần thiết của việc áp dụng phí nước thải 8
    1.3. Cơ sở kinh tế của phí nước thải 9
    1.3.1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) 9
    1.3.2. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP) 9
    1.4. Đối tượng chịu phí và nguyên tắc xác định phí nước thải 10
    1.4.1. Đối tượng chịu phí nước thải 10
    1.4.2. Nguyên tắc xác định phí nước thải 11
    1.4.2.1. Nguyên tắc xác định phí nước thải công nghiệp 11
    1.4.2.2. Nguyên tắc xác định phí nước thải sinh hoạt 12
    1.5. Kinh nghiệm tổ chức thu phí nước thải công nghiệp 15
    1.5.1. Kinh nghiệm của địa phương ở Việt Nam(Thành phố Hồ Chí Minh) 15
    1.5.2. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới 16
    1.5.2.1. Trung Quốc 17
    1.5.2.2. Hàn Quốc 17
    II. Hiện trạng công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội 18
    2.1. Khái quát về môi trường nước thành phố Hà Nội 18
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội 18
    2.1.2. Hiện trạng môi trường nước ở Hà Nội 21
    2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội 23
    2.1.3.1. Ô nhiễm nguồn nước ngầm 23
    2.1.3.2. Ô nhiễm nguồn nước mặt 25
    2.2. Thực trạng áp dụng phí nước thải ở Hà Nội. 26
    2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan 26
    2.2.1.1. Thực trạng áp dụng Nghị định 67/2003/NĐ- CP 26
    2.2.1.2. Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT –BTC- BTNMT 27
    2.2.2. Kết quả thực hiện việc thu phí nước thải ở Hà Nội 29
    2.2.2.1. Tổ chức thu phí và nộp phí trên địa bàn Hà Nội 29
    2.2.2.2. Đánh giá kết quả của việc thực hiện NĐ 67 CP. 30
    2.2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác thu phí 33


    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THU PHÍ NƯỚC THẢI TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 35
    3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thu phí 35
    3.1.1. Giải pháp quản lý 35
    3.1.1.1. Về phía Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường 35
    3.1.1.2. Cơ quan quản lý địa phương 36
    3.1.2. Giải pháp kinh tế 37
    3.1.3. Giải pháp kỹ thuật 37
    3.1.4. Giải pháp nâng cao nhận thức 38
    3.2. Đề xuất kế hoạch triển khai công tác thu phí nước thải trên địa bàn Hà Nội 40
    3.2.1. Chỉ tiêu ô nhiễm cần lưu ý 40
    3.2.2. Căn cứ tính thuế phải đơn giản, rõ ràng 41
    3.2.4. Các vấn đề khác 41
    KẾT LUẬN 44


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
     
Đang tải...