Luận Văn Thực trạng và Giải pháp cơ bản để phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại ở Việt Nam t

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng và Giải pháp cơ bản để phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại ở VN từ nay đến 2020


    A PHẦN MỞ ĐẦU

    Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XXI đất nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.Trong tình hình đó Đại hội VII của Đảng năm 1991 đă thông qua “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và tụt hậu so với thế giới”. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng trong quá trình đó cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm.

    Nhằm mục đích tiếp tục sự nghiệp phát triển đất nước ,khắc phục các nhược điểm mắc phải qua các thời kỳ nhất là tiếp tục thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước thì Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho 10 năm đầu thế kỷ XXI :”chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.Chiến lược đó đã được Đại hội IX của Đảng thông qua và đang trong giai đoạn thực hiện.

    Một trong những nội dung của chiến lược nêu trên đó là đẩy mạnh kinh tế đối ngoại phát triển đưa Việt Nam hội nhập và giao lưu vối bạn bè thế giới.Để thực hiện điều đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại .Trong bối cảnh thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại và xu thế quốc tế hoá khu vực hoá với tình hình chính trị có nhiều phức tạp thì việc phát triển kinh tế đối ngoại là một sự lựa chọn đúng nhưng hết sức khó khăn .Phát triển kinh tế đối ngoại không chỉ là sự lựa chọn của riêng nước ta mà là sự lựa chọn của hầu hết các nước trên thế giới. Kinh tế đối ngoại một mặt nâng cao quá trình sản xuất ,trao đổi hành hoá trong nước và quốc tế ;nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực , một mặt vừa thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước ,vốn viện trợ từ các chính phủ và các tổ chức vừa tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

    Cũng như hiệu quả kinh tế nói chung ,hoạt động kinh tế đối ngoại có hiệu quả là những hoạt động kinh tế góp phần vào việc thực hiện hành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng ,dân chủ văn minh theo những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Trước mắt , hoạt động kinh tế đối ngoại có hiệu quả là góp phần khắc phục nhanh chóng nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới ,đảm bảo nền kinh tế của đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
     
Đang tải...