Luận Văn Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hàng năm ở xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nông nghiệp là một mặt trận hàng đầu, là địa bàn chiến lược quan trọng trong ổn định chính trị, xã hội và tăng trưởng kinh tế, là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta khẳng định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta không thể làm giàu từ nông nghiệp, nhưng không thể ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế nếu đất nước thiếu lương thực, thực phẩm và nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu. Hầu hết các nước trên thế giới đều không bỏ qua nền nông nghiệp mặc dù đã phát triển các ngành mũi nhọn khác. Vì thực tế nền nông nghiệp có thế khai thác tối đa các yếu tố nguồn lực và thỏa mãn nhu cầu tại chỗ. Riêng các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, là nước nông nghiệp gần 80% dân số sống ở nông thôn - thì nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng, nó quyết định sự sống còn của đất nước không những trước mắt mà còn lâu dài
    Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp tăng lên liên tục với tốc độ khá cao và đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, nền nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp theo phương thức truyền thống đã chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, sản xuất khối lượng nông sản lớn và đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và góp phần xuất khẩu. Chế độ độc canh cây lúa dần được thay thế bằng một số cây trồng có giá trị kinh tế cao. Điều đó đã và đàng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống cho người dân và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
    Tuy nhiên do nền nông nghiệp nước ta mới bắt đầu phát triển nên còn nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn chủ yếu vẫn là lao động thủ công, có sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, trình độ lao động trong nông nghiệp chưa cao. Do đó chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có của mình để sản xuất đạt hiệu quả cao. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp chưa đáp ứng cải thiện đời sống của người dân, chưa cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. Tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, du canh du cư, di dân tự do còn tồn tại và đặc biệt là môi trường càng ngày bị suy thoái
    Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ “đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đồng thời với tăng cường đầu tư, xây dựng nông thôn mới, bố trí lại lao động nông nghiệp, có chính sách khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi . phù hợp với đặc điểm từng vùng sinh thái, phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp với trồng trọt chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp đạt nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm .”
    Trong công cuộc phát triển kinh tế nông thôn thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái, với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu quan trọng và tiến hành rộng khắp trên mọi miền đất nước, đưa vào sản xuất những giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao tăng tỉ xuất hàng hóa nông sản. Cùng với xu thế phát triển đó, trong những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao thu nhập cho người dân tăng hiệu quả sự dụng đất và hiệu quả kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Nghệ An nói chung và của huyện Thanh Chương nói riêng, theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao thu nhập cho người dân tăng hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Thanh Chương đã bám sát chủ trương đó của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống cho toàn xã
    Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên toàn huyện đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao và vẫn còn chậm so với các huyện khác, tỉnh khác. Giá trị thu nhập/đơn vị diện tích/năm còn thấp, đặc biệt là vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định và còn nhiều lúng túng.
    Ngọc sơn là một xã miền núi thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An hầu hết dân cư sống bằng nghề nông nghiệp. Những năm gần đây điều kiện sống của người dân đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của người dân ngày càng tăng, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và tiến bộ hơn.
    Tuy nhiên xã Ngọc sơn là một xã miền núi thuộc phía tây của tỉnh Nghệ An do đó còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn về giao thông liên lạc, cơ sở vật chất hạ tầng. Thêm vào đó là thời tiết diễn biến phức tạp như thiên tai, hạn hán, lũ lụt. Đặc biệt là gió lào, gió mùa đông bắc đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Ngoài ra thì do tập quán sinh hoạt của người dân miền núi còn ảnh hưởng thời xa xưa, sản xuất còn nhỏ lẻ, đầu tư sản xuất nông nghiệp còn thấp, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
    Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên và khảo sát thực tiến ở địa phương, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hàng năm ở xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.
    Mục đích nghiên cứu đề tài:
    - Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tìm hiều, đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã. Từ đó đưa ra một số giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn một cách hiệu quả hơn.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng kinh tế của toàn xã
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Ngọc sơn trong năm 2008, phân tích những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đánh giá kết quả và hiệu quả của những loại cây trồng chính.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Ngọc sơn
    + Về thời gian: số liệu thực tế của 40 hộ nông dân trong xã Ngọc Sơn trong giai đoạn 2006-2008
    Phương pháp nghiên cứu
    Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của đề tài nghiên cứu, để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
    - Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
    - Phương pháp điều tra chọn mẫu
    - Phương pháp điều tra phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi
    - Phương pháp thống kê
    Từ thực tế thu thập số liệu thứ cấp, phân tích và xử lý số liệu để rút ra kết luận, cũng như đưa ra những ý kiến hợp lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...