MỞ ĐẦU 1-Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn, một số nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong khi đó, hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. So với nền kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của kinh tế hàng hoá. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn khối lượng nông sản được sản xuất, đáp ứng nhu cầu nông sản trong nước, mặt khác nó còn đóng vai trò cơ bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực và ổn định, thì sự đóng góp của các trang trại là rất lớn, không những đem lại lợi nhuận cho trang trại, mà còn cải thiện đáng kể thu nhập của những người lao động trong các trang trại. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Thách thức lớn nhất mà nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt, đó là mở cửa để cho hàng hoá nông sản của các nước, trong tổ chức WTO được lưu thông mà chúng ta không thể áp đặt mãi thuế nhập khẩu với thuế suất cao để bảo hộ hàng trong nước. Do đó, hàng hoá nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh khốc liệt, những sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống theo mô hình tự cung, tự cấp chắc chắn không thể cạnh tranh nổi với nông sản ngoại nhập, cho nên giải pháp nào cho sản xuất hàng hoá nông sản Việt Nam? Nghiên cứu để đề ra giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, không những chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề thực tiễn trang trại đóng góp về kinh tế cho địa phương, mà chúng tôi còn nhận thức vai trò to lớn của trang trại trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo một tư duy mới, tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng vận dụng một cách đầy đủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, đưa sản xuất nông nghiệp của nước ta tiến dần tới trình độ phát triển của các nước trong khu vực và các nước trong tổ chức Thương mại Thế giới, tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Những lý giải và kiến nghị của luận văn không những hệ thống hoá lý luận, mà nó còn tổng kết thực tiễn phát triển trang trại của nhiều nước, của các vùng trên cả nước, nó là kinh nghiệm quý báu phục vụ cho các nhà lý luận và thực tiễn trong việc chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, nên đã cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân, làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho 395.878 người, trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291.611 người, lao động thuê mướn là 104.267 người, đưa số lao động bình quân thường xuyên của trang trại lên 3,5 người [23]. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, kinh tế trang trại đã đem lại thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” 2-Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trang trại, và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát riển kinh tế trang trại ở địa phương. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. 3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1-Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, để từ đó đề xuất những giải pháp, nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. 3.2-Phạm vi nghiên cứu 3.2.1-Về không gian và địa điểm Đề tài nghiên cứu chủ yếu về trang trại trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt chú trọng nghiên cứu theo vùng; cụ thể được chia làm các vùng khác nhau mang tính chất chung của từng vùng đó như khí hậu, lượng mưa hàng năm; giao thông; mật độ dân số; trình độ dân trí đó là: -Vùng cao: Có địa hình phức tạp, mật độ dân số thấp giao thông khó khăn như các huyện Võ Nhai; Định Hoá; Phú Lương và huyện Đồng Hỷ. -Vùng giữa: có địa hình tương đối ổn định hơn thuộc vùng có đồi núi thấp, dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao đó là thành phố Thái Nguyên. -Vùng thấp: Có địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông thuận tiện, mật độ dân số đông, trình độ dân trí tương đối cao như: huyện Phú Bình; Phổ Yên; Thị xã Sông Công. 3.2.2- Thời gian nghiên cứu Số liệu tập trung thu thập chủ yếu từ năm 2004-2006. Ngoài ra tham khảo số liệu từ năm 2001-2006. 3.2.3-Nội dung nghiên cứu 4-Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hoá làm rõ một số vấn đề giữa lý luận và thực tiễn về trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, để từ đó phân tích đánh giá tình hình hoạt động của trang trại, để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. 5-Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế trang trại và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng trong Luận văn vi Mở đầu. 1 1-Tính cấp thiết của đề tài 1 2- Mục tiêu nghiên cứu 3 3-Đối tượng và Phạm vi nghiêncứu. 3 4-Những đóng góp mới của luậnvăn 4 5- Bố cục của Luận văn. 4 Chương 1:Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 5 1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại 5 1.1.1-Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại 5 1.1.2-Những tiêu chí xác định KTTT 7 1.1.3-Những đặc trưng của KTTT trong nền kinh tế thị trường 9 1.1.4- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trang trại và KTTT 16 1.1.5-Ý nghĩa kinh tế- xã hội- môi trường của Trang trại 21 1.2-Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước và Việt Nam 26 1.2.1-Tình hình phát triển KTTT ở một số nước trên thế giới 26 1.2.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 29 1.3- phương pháp nghiên cứu 35 1.3.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35 1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 35 1.3.3-Phương pháp sử lý số liệu 35 1.3.4-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích 35 Chương 2: Thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 40 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 40 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 40 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 43 2.1.3- Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu đối với phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 45 2.2- Khái quát về kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 46 2.2.1-Lao động và chuyên môn của chủ trang trại 47 2.2.2-Tình hình sử dụng đất của trang trại 48 2.2.3- Vốn và tài sản của trang trại 51 2.3-Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 55 2.3.1-Phân bố trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 55 2.3.2-Loại hình trang trại tỉnh Thái Nguyên 56 2.3.3-Đất đai sử dụng trong TT của tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.4- Lao động trong trang trại của tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.5-Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại 58 2.3.6-Hiệu quả sản xuất của trang trại 60 2.3.7-Thực trạng kinh tế trang trại ở ba vùng 62 2.4-Đánh giá phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT 68 2.4.1-Phân tích các yếu tố bên trong trang trại 68 2.4.2-Phân tích các yếu tố bên ngoài của trang trại 73 Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT ở tỉnh Thái Nguyên 78 3.1- Phương hướng mục tiêu 78 3.1.1-Phương hướng phát triển kinh tế trang trại 84 3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại 85 3.2-Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên 87 3.2.1-Giải pháp chung: 87 3.2.2-Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại: 90 3.2.3-Giải pháp cụ thể cho từng vùng 93 Kết luận 95 Danh mục tài liệu tham khảo 97 Phụ lục 100