Thạc Sĩ Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng hỷ, tỉnh T

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá
    là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ. Theo xu hướng này, một số
    nông dân phát triển kinh tế thành công, tích luỹ được vốn liếng, thuê mướn thêm
    lao động, mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh, họ
    trở nên ngày càng có ưu thế hơn về năng lực, kết quả và hiệu quả sản xuất so với
    các hộ khác. sự phát triển kinh tế nông hộ sẽ dẫn tới xu hướng phân hoá về quy
    mô và trình độ sản xuất và kết quả làm xuất hiện loại hình kinh tế trang trại.
    Trang trại là hình thức doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất ra nông sản
    phẩm, là đối tượng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
    hoá. Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông
    hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính chất phổ biến và không
    ngừng phát triển cho đến nay. Trang trại là một loại hình sản xuất nông
    nghiệp khá phổ biến và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông
    nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
    Ở Việt Nam, kinh tế trang trại đã có từ lâu nhưng trang trại gia đình
    mới chỉ phát triển từ đầu thập kỷ 90 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị
    và luật đất đai ra đời (1993) với đầy đủ 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng,
    cho thuê, thừa kế và thế chấp.
    Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông
    nghiệp, nông thôn hiện nay. Sự phát triển của trang trại đã góp phần khai thác
    thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc,
    đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc
    làm cho người lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông
    sản hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...