MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước cũng đã có những bước cải cách, đổi mới và đạt được một số thành tựu đáng kể; Đặc biệt là từ khi Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế- xã hội; Tăng cường tiềm lực tài chính đất nước; quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, thúc đẩy vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; Tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại. Ngân sách nhà nước là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách huyện, thành phố là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, là công cụ để chính quyền cấp huyện, thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Luật ngân sách nhà nước năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Song thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chưa được tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mà luật ngân sách đặt ra. Trong hoàn cảnh đó, tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, đổi mới quản lý thu, chi ngân sách sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và sử dụng ngân sách quốc gia tiết kiệm, có hiệu quả hơn; giúp chúng ta sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Thực tế tại thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện tại tỉnh Thái Nguyên, công tác quản lý ngân sách còn nhiều bất cập, thu ngân sách hàng năm không đủ chi, tỉnh phải trợ cấp cân đối thì vấn đề tăng cường quản lý ngân sách càng trở nên cấp bách. Cụ thể năm 2004: Thu ngân sách trên địa bàn được hưởng là 221.063 triệu đồng, chi là 739.312 triệu đồng, trợ cấp của tỉnh là 547.817 triệu đồng; Năm 2005 Thu ngân sách trên địa bàn được hưởng là 258.469 triệu đồng, chi là 609.917 triệu đồng, trợ cấp của tỉnh là 354.872 triệu đồng; Năm 2006 Thu ngân sách trên địa bàn được hưởng là 301.116 triệu đồng, chi là 776.150 triệu đồng, trợ cấp của tỉnh là 437.320 triệu đồng, do vậy trong bối cảnh đó việc nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên” là thực sự cần thiết về cả mặt lý luận cũng như thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản, đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. * Mục tiêu cụ thể : - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp huyện. - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứ là: Công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm Thành phố, thị xã và các huyện ở tỉnh Thái Nguyên. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian từ những tài liệu đã công bố từ năm 2000 đến nay; Số liệu điều tra thực trạng chủ yếu trong 3 năm 2004 - 2006. * Về Nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản lý ngân sách cấp huyện ở Tỉnh Thái Nguyên. Trong đó đại diện là thành phố Thái Nguyên, huyện Định Hoá. 4. Đóng góp mới của luận văn Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách huyện và quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Phân tích rõ thực trạng của công tác quản lý ngân sách cấp huyện, điển hình là thành phố Thái Nguyên, Huyện Định Hoá. Kiến nghị với các cấp các ngành bổ sung sửa đổi chính sách chế độ, chế tài, nhằm quản lý tốt hơn đối với ngân sách nhà nước cấp huyện. 5. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương. Chương I . Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu. Chương II. Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên. Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa . Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng trong Luận văn Danh mục các biểu đồ trong Luận văn Mở đầu . 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu . 2 4. Đóng góp mới của Luận văn 3 5. Bố cục của Luận văn . 3 Chương 1: Cơ sở khoa học và Phương pháp nghiên cứu . 4 1.1. Cơ sở khoa học của ngân sách cấp Huyện và quản lý ngân sách cấp Huyện . 4 1.1.1. Ngân sách nhà nước, ngân sách cấp huyện . 4 1.1.1.1. Ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước 4 1.1.1.2. Ngân sách cấp huyện 7 1.1.2. Quản lý ngân sách cấp huyện . 11 1.1.2.1. Nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước . 11 1.1.2.2. Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện . 12 1.1.2.3. Cân đối thu chi ngân sách cấp huyện . 15 1.1.2.4. Điều chỉnh dự toán ngân sách cấp huyện . 16 1.1.2.5. Quyết toán ngân sách cấp huyện . 17 1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 20 1.2.Phương pháp nghiên cứu . 20 1.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu . 20 1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu . 21 1.2.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước, ngân sách cấp huyện trên thế giới và ở Việt Nam 23 Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên 34 2.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên . 34 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 34 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên . 34 2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên 39 2.2.1. Tình hình thu, chi, lập dự toán, quyết toán ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên 39 2.2.1.1. Tình hình thu ngân sách . 39 2.2.1.2. Về chi ngân sách 47 2.2.1.3. Về công tác lập dự toán, tình hình thực hiện thu chi, quyết toán ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên . 55 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách ở các huyện chọn điển hình nghiên cứu . 56 2.2.2.1. Thành phố Thái Nguyên 56 2.2.2.2. Huyện Định Hoá 65 2.3. Một số kết quả đã đạt được và những tồn tại trong công tác quản lý ngân sách huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên . 72 2.3.1. Kết quả đạt được . 72 2.3.2. Những hạn chế . 76 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế . 85 Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên . 87 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các huyện, thành phố, thị xã ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 . 87 3.2. Quan điểm về công tác quản lý ngân sách cấp Huyện ở Tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 . 89 3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên 90 3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán . 90 3.3.2. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các khoản thu ngân sách 92 3.3.3. Tăng cường kiểm soát chi ngân sách . 94 3.3.4. Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 96 3.3.5. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý ngân sách 98 3.3.6. Một số giải pháp khác . 99 Kết luận và kiến nghị . 103 1. Kết luận 103 2 Một số đề nghị 104 2.1. Đối với Trung ương 105 2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên 107 Danh mục tài liệu tham khảo 108